Những câu hỏi liên quan
NQ
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
TG
5 tháng 4 2022 lúc 14:17

Tham khảo:

Hội An , nơi Trải qua bao nhiêu năm tháng và nhiều cuộc tàn phá của chiến tranh, nhưng những công trình kiến trúc ở đây vẫn còn nguyên vẹn và giữ nguyên giá trị thẩm mĩ cho đến ngày nay.


Nằm bên bồ hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này đã tạo nên cho chúng ta một miền đất hội tụ và giao thoa văn hóa đa dạng.

Với sự pha trộn, giao thoa của nhiều nét đẹp khác nhau. Những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An là vật chứng sống động nhất cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị xưa. Các hội quán, đền miếu là công trình tiêu biểu cho dấu tích của người hoa. Nằm bên cạnh đó là những mái nhà ghi lại nét truyền thống của người Việt và những ngồi nhà mang đậm phong cách cổ kính của Pháp. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

Không chỉ là bảo tàng sống của các công trình kiến trúc. Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An còn nằm ở nền văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều sự biến động của thời cuộc, nhưng cuộc sống thường nhất của người dân đất Hội vẫn giữ nguyên nét đẹp ban đầu và tránh xa mọi sự xô bồ. Với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Trong cuộc sông hiện đại này thật khó để bắt gặp một phố cổ về đêm, hát bài chòi trên sông Đoài, ẩm thực đường phố, đêm đèn lồng lung linh huyền ảo. Cùng với đó là những mẹt hàng lưu niệm tò hè hay gánh chè của những mẹ già xứ Hội, cảnh tượng đầy ắp trong tuổi thơ của mỗi người nhưng giờ đây thật hiếm có, khó tìm. Ở đây, cuộc sống trôi qua thệt đẹp và đầy ắp âm thanh gọi về một niềm hoài niệm đã xa.

Trong sự phát triển của cuộc sống hiện đại, thì những làng nghề truyền thống vẫn đang được người dân nơi đây giữ gìn và phát triển. Làng mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, gốm sứ Thanh Hà. Những công việc đã gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ, nuôi sống biết bao nhiêu con người và là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Ngày nay, đây còn là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa của phố cổ Hội An và thu hút khách du lịch đến tham quan để hiểu hơn về những ngành nghề truyền thống của dân tộc.

  

Là nơi lưu giữ và pha trộn nhiều nền văn hóa, hàng năm Hội An thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Bằng việc bảo tồn các công trình kiến trúc, phong tục tập quán và tái tạo các lễ hội, chắc chắn du lịch Hội An sẽ ngày càng phát triển và những giá trị văn hóa của phố cổ Hội An sẽ còn được lưu giữ mãi theo thời gian.

 
Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 5 2022 lúc 9:27

B

Bình luận (0)
VH
8 tháng 5 2022 lúc 9:52

b

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DL
12 tháng 11 2018 lúc 19:14

Hoi An is an ancient town down the Thu Bon River, on the coastal plain of Quang Nam Province, for about 30 km south of Da Nang City. Hoi An used to be known as the international market with many different names such as Lam Ap, Faifo, Hoai Pho and Hoi An is the most common one now.

What is special about Hoi An is that this little port town is in an incredible state of preservation. It includes some of the most densely-concentrated sights in Viet Nam with its old streets which are bordered with ancient houses and assembly halls, its pagodas, temples, ancient wells and tombs. In total, there are more than a thousand places of interest. The architecture in Hoi An is characterized by a harmonious blend of Vietnamese, Chinese and Japanese culture. After many centuries, Hoi An is still respectful of its traditions, folk festivals, beliefs and of its sophisticated culinary art. Located in a quiet environment, Hoi An is surrounded by peaceful villages famous for crafts such as carpentry, bronze making, ceramic…

Researchers said that most of the buildings in Hoi An underwent restoration at the beginning of the 19th century, even if some of them might be constructed long time ago. The ancient architecture is shown most clearly in the Ancient Town that is located in Minh An Ward. It covers about 2 square kilometers and almost of all famous relics in Hoi An are gathered here. The streets are very short and narrow, having a winding, crossing as the chessboard style. The topography of the ancient town tilt gradually from north to south. The buildings in the old town are built mostly with traditional materials such as: brick, wood and no more than two floors. The trace of time is able to find not only on the architectural design of each building but also everywhere like: on the yin-yang roof tiles covered with moss and plants; the old gray mold walls; the pictures carved on a strange animal, or describing an old story… Having inherited a multi-cultural architecture which is so varied and sophisticated, Hoi An must have attracted numerous and talented workers in carpentry, ceramics, and woodcarving from China, Japan and other regions of Viet Nam.

For centuries, Hoi An had developed into a melting pot of various nationalities who came to the area, and brought along their own cultures. Accordingly, Hoi An features the co-existence of indigenous customs and habits and those imported by foreign settlers.

Học tốt nha!ok

Bình luận (0)
QM
13 tháng 11 2018 lúc 13:40

Formerly an important trading port in Indochina during the 17th and 18th centuries, Hoi An now still retains much of its Asian authentic architecture as well as its nostalgia ambiance. In this UNESCO World Heritage Site, stand still various constructions of different Asian cultures, among which Chinese Phuc Kien Assembly Hall and Japanese Pagoda Bridge are the most outstanding. Hoi An’s tailor-ship and handicrafts are renowned worldwide. Aside from all of those sightseeing and shopping experience, the rural area surrounding Hoi An is ideal for bicycle, beach and boat-cruise trips. There are a lot of interesting thing for you to do in Hoi an. The first time I traveled to Hoi An, I loved it. For one, we spent the entire week prior motorbiking through the rural villages of Central Vietnam. An other best things to do in Hoi An is to walk the back streets along the canal, behind the pretty touristy restaurants. We took the original Hoi An Food Tour and just loved it. Even though we were quite familiar with Vietnamese food, we still learned a lot from this tour. The local insight is great and you’ll be sure to fill up on some excellent food. Hoi an is home to some of the most beautiful hotels and resorts in the world. You can stay closer to town or in the rice paddies with nature.

Bình luận (0)
BK
Xem chi tiết
YP
Xem chi tiết
LT
17 tháng 5 2020 lúc 10:28

Phố cổ Hội An trước kia là đô thị cổ nằm gần sông Thu Bồn, nay thuộc Quảng Nam, Việt Nam. Vào ngày 04/12/1999 thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Hội An từ thế kỷ 17,18 đã trở thành nơi giao thương gặp gỡ thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây tụ hội, trao đổi hàng hóa sầm uất. Trải qua hàng trăm năm đô thị cổ Hội An vẫn còn lưu giữ cảng thị truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn.

Du khách khi đến với phố cổ Hội An sẽ như thấy một thế giới khác, không ồn ào, không náo nhiệt mà cổ kính, trầm tư . Ở đây có nhiều ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm,… Ở phố cổ bạn có thể cảm nhận được sự cổ kính xen lẫn với nét hiện đại của cuộc sống, kiểu nhà phổ biến ở Hội An là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Xây dựng nhà bằng vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao giúp thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của miền Trung.

Ngoài ra, ẩm thực và nét đẹp văn hóa cũng là đặc trưng của phố cổ với các lễ hội, tập tục văn hoá xa xưa được lưu giữ, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn dân quê cùng đi thăm làng nghề truyền thống do các nghệ nhân chính tay thực hiện.

Phố cổ đẹp nhất là thời điểm vào đêm, khi đó những chiếc đèn lồng đủ mọi chất liệu, chạm trổ đủ kiểu, lớn nhỏ, màu sắc treo khắp nơi từ trong nhà đến ngoài ngõ cho đến các cửa hàng ăn uống tỏa sáng lung linh huyền ảo. Vào đêm hội hoa đăng, có rất nhiều du khách đến thăm quan và vui chơi, người dân ở đây tắt hết điện chiếu sáng để ánh đèn từ những chiếc lồng phát sáng, những người phụ nữ trong tà áo dài trắng, những cụ già râu tóc bạc phờ so tài cờ tướng, nhâm nhi trà,du khách tản mạn cảnh quan…tất cả mọi hoạt động con người diễn ra dưới khung cảnh cổ xưa và huyền ảo.

Phố cổ Hội An điểm đến quan trọng của nhiều du khách khi khám phá miền Trung, nơi đây không chỉ nổi tiếng di tích lịch sử mà con người thân thiện, gần gũi và hiếu khách. Hãy đến một lần để trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống, con người Hội An

#Tham khảo!

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
NT
12 tháng 11 2018 lúc 18:51

Hoi An is the oldest town in Centrel Viet Nam . It's near Da Nang . It's about 70 kilometres from Dan Nang . You can get there by car or bus . Hoi An is the peaceful , old town with many historic house , buildings , walking streets , ...... It's very beautiful at night with a lot of colorful lanterns . Visit here , you can enjoy many interesting like play tracditional games , sing and dance . The people here very friendly . Hoi An is famous for " Banh Vac " and " Cao Lau "

Thấy hay thì tick nha !! Tự làm đó :))

Bình luận (0)
PB
10 tháng 12 2017 lúc 18:17

Đây phải là phần Tiếng Anh rồi Đức Phương ạ. Sao cho vào Văn

Bình luận (0)
YN
1 tháng 12 2017 lúc 12:31

There are a lot of interesting thing for you to do in Hoi an. The first time I traveled to Hoi An, I loved it. For one, we spent the entire week prior motorbiking through the rural villages of Central Vietnam. An other best things to do in Hoi An is to walk the back streets along the canal, behind the pretty touristy restaurants. We took the original Hoi An Food Tour and just loved it. Even though we were quite familiar with Vietnamese food, we still learned a lot from this tour. The local insight is great and you’ll be sure to fill up on some excellent food. Hoi an is home to some of the most beautiful hotels and resorts in the world. You can stay closer to town or in the rice paddies with nature.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

Bình luận (0)
QL
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

Bình luận (0)
NS
Xem chi tiết
H24
6 tháng 5 2021 lúc 19:39

Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và hành động ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CL
7 tháng 5 2021 lúc 13:18

địt cụ nhìn mặt ngáo vãi lồn đéo muốn hỏi nữa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
7 tháng 5 2021 lúc 13:19

báo cáo bạn cao khánh linh kinh tởm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa