Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
31 tháng 12 2022 lúc 10:47

Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác. Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Bình luận (0)
PB
12 tháng 3 2024 lúc 18:16

ok

 

Bình luận (0)
PB
12 tháng 3 2024 lúc 18:17

tôi có 2 nick . nick dưới là nick 1 của tôi

 

Bình luận (0)
CD
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
NT
2 tháng 5 2018 lúc 19:00

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Bình luận (0)
NT
2 tháng 5 2018 lúc 19:01

Hải Phòng là một thành phố cảng có vị thế quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, giao thông vận tải và văn hóa đối với cả nước. Những năm gần đây, Hải Phòng còn là một trung tâm trong tam giác phát triển các tỉnh phía bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, là đô thị loại một cấp quốc gia đã được chính phủ phê duyệt. Mặc dù là một địa danh mới xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhưng trong lòng đất, ngoài bờ biển hay trên đất liền, thành phố Hải Phòng đã và đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc cũng như phản ánh những nét riêng của con người Hải Phòng được sản sinh, lưu giữ qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện còn lưu giữ hơn 1.000 di tích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình đền, miếu phủ…Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt Hải Phòng có quần đảo Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới và 3 khu danh lam thắng cảnh là vùng non nước Đồ Sơn, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng, Núi Voi Xuân Sơn, hai làng nghề cổ truyền gồm tạc tượng Đồng Minh, sơn mài Bảo Hà ở huyện Vĩnh Bảo. Các khu di tích tiêu biểu của thành phố như Dương Kinh nhà Mạc huyện Kiến Thụy, tháp Tường Long Đồ Sơn, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Vĩnh Bảo. Toàn thành phố có 252 lễ hội cổ truyền. Trong đó có một lễ hội cấp quốc gia (Hội chọi trâu Đồ Sơn), 1 lễ hội cấp ngành (Lễ hội làng cá đảo Cát Bà), 5 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hội cấp xã và 156 lễ hội làng.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông. Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Ngày nay khu di tích đã được xây dựng khang trang, trở thành điểm du lịch văn hóa lớn của khu vực, là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:

Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc

Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.

Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.

Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá.

Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.

Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.

“Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản.

* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:

Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.

Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…

Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.

Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, trong nhiều năm qua, Hải Phòng vẫn luôn giành những chính sách ưu tiên cho sự nghiệp bảo tồn những di sản văn hóa quí giá. Đồng thời khuyến khích ngành du lịch phối hợp đồng bộ, khai thác để tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Nhưng điều đó có thể là chưa đủ trước những thách thức mới đang nảy sinh cần có sự chung tay góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương có di sản

Bình luận (0)
CN
2 tháng 5 2018 lúc 19:07

(Kham khảo nha)

Quần thể di tích Cố đô Huế

Cố đô Huế

Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ

Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD
Vẻ đẹp huyền bí của đền Bay-on. Ngôi đền này được thiết kế gồm có ba tầng. Hai tầng dưới được xây dựng theo hình vuông, kết hợp với những bức phù điêu trên tường. Đặc biệt tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp và các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới với 11 nghìn bức phù điêu được chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200m được ví như một kho tàng nghệ thuật.

Điểm nhấn của ngôi đền là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm đền, được chạm khắc thành 4 khuôn mặt nhìn về bốn hướng. Có hết thảy 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn phía. Các tháp lại có kích cỡ khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thẳng vào mắt du khách tạo nên sự bất ngờ thú vị.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
19 tháng 9 2023 lúc 13:09

loading...

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
TS
25 tháng 12 2022 lúc 19:06

giúp mình câu này với, mình cảm ơn trước

 

Bình luận (0)