Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
DC
14 tháng 4 2022 lúc 23:04

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất. Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình. Người sống đơn giản hết mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

chúc em học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
15 tháng 4 2022 lúc 13:21

Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300. Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm lấn nước ta. Ông được vua nhà Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để huấn luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quân chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần. Ông chính là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HM
29 tháng 11 2023 lúc 0:30

Chú Tự Long

Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.

Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.

Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NM
1 tháng 2 2016 lúc 11:12

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước. 

 

          Vẻ đẹp đầu tiên ở họ là tinh thần tự nguyện đánh giặc, vốn là những người dân cày quanh năm côi cút làm ăn, điều lo toan hằng ngày của họ là làm sao cho đủ ăn đủ mặc, đừng đói khổ, rách rưới. Họ biết thân phận mình là hèn mọn trong xã hội, ngoài sưu thuế phài nộp cho đủ, họ đâu dám nghĩ đến công to việc lớn. Quốc gia đại sự là của vua quan và triều đình. Vậy mà giờ đây, giặc Lang Sa tràn sang cướp nước, gieo rắc tanh hôi (tinh chiên) đã ba năm mà mặt mũi quan quân chẳng thấy ở đâu, có chăng nữa thì chi là lũ hèn nhát chạy dài. Cảnh tượng ấy khiến họ không thể bưng tai bịt mắt làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ nghìn xưa trong huyết quản sôi sục, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc:

 

          Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

 

          Họ nhận về mình công việc cực kì khó khăn, to lớn: đoạn kình, bộ hổ, tức là đánh lại quân giặc mạnh hơn mình gấp bao lần.

 

          Vẻ đẹp tinh thần của họ là dám đánh, dám hi sinh; một lòng xin ra sức, ra tay, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Tịnh thần dám đánh, dám hi sinh ấy càng đẹp biết bao nhiêu khi họ chi là những người dân ấp dân lân, tự liên kết thành đội ngũ để chiến đấu chứ không phải là quân lính của triều đình. Từ cửa nếp nhà tranh của mình, họ xông thẳng vào trận, không hề được luyện tập mảy may. Tỉnh thần ấy lại thêm lớn lao khi nhìn vào vũ khí trong tay họ. Có thể nói, trang bị sắc bén của họ chính là tấm lòng yêu nước và nghĩa lởn vì nước, chứ rơm con cúi, lưỡi dao phay, gậy tầm vông làm sao đem đối chọi được với súng song tâm, với tàu thiếc tàu đổng. Cái sắc bén, cái sức giết giặc của nó chi là ở trái tim, ở dũng khí của người cầm dao, cầm gậy vẻ đẹp của họ thật hào hùng, nhưng bên cạnh cái hào hùng ấy lại là nỗi đau, nỗi thương muốn rơi nước mắt!

 

          Vậy mà ta hãy xem họ xung trận. Bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca, hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận đánh quyết liệt và anh dũng: 

 

          Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

 

          Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh , bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

 

          Quả là tuyệt vời! Ai đó đã dùng một cách nói rất đắc (chứ không phải đắt) là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cực nhọc, nghèo khó đã hiện lên thành một hình ảnh anh hùng lồng lộng giữa chiến trường, làm chủ trận chiến, áp đảo tất cả. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang chém ngược, tung hoành, hiên ngang chiếm lĩnh cả không gian trận địa, làm cho giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng hè, tiếng ó của họ át cả tiếng đại bác của tàu thiếc tàu đồng. Rơm con cúi, lưỡi dao phay cũng đốt xong đồn giặc, cũng chém rớt đầu quan hai giặc. Đoạn văn đầy những động từ, những cụm động từ miêu tả hành động mãnh liệt, hào khí bừng bừng. Trước những con người anh hùng ấy, quân giặc hung dữ với súng đạn nghênh ngang đều như co rúm lại, thấp bé, tồi tàn đến thảm hại. Có thể nói hình bóng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc nổi lên trên nền trời rực lửa, sừng sững như một tượng đài kì vĩ.

 

          Cảm xúc chủ đạo của bài Văn tế là cảm xúc bi tráng, lời văn rắn rỏi, âm điệu sồi sục, dồn dập. Nghệ thuật đối đã phát huy hiệu quả cao nhất của nó. Tất cả hợp thành một âm hưởng chiến trận hào hùng, phấn khích của một thiên anh hùng ca tuyệt diệu. Ngòi bút tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động cao cả của người nghĩa sĩ nông dân, với những tư tưởng cực kì lớn lao mà tác giả đã phát hiện ra trong hành động tự nguyện giết giặc cứu nước của họ.


Gần ba chục nghĩa sĩ nông dân bỏ mình trong cuộc chiến đấu ác liệt và không cân sức. Cái chết bi tráng của họ khiến thiên nhiên và con người thảy đều thương tiếc: Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Người chết v) đất nước, vì dân tộc, hỏi làm sao không xúc động đến đồng bào, non nước ?!

 

          Tượng đài nghệ thuật về người nghĩa sĩ nông dân mang tính chất bi tráng. Nó được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc thống thiết của nhà thơ và của nhân dân. Đây là thành cồng nghệ thuật xuất sắc của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài Văn tế như một tấm bia, một cái mốc, một tượng đài vinh quang về người nông dân Nam Bộ anh hùng, về nhân dân lao động muôn thuỏ sáng ngời.

 

 

Bình luận (1)
VM
1 tháng 2 2016 lúc 11:14

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc hoạ rõ ràng.Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động.Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng , căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược.Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hi sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt.Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

 

          Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm đứng lên chiến đấu tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

 

          Như chúng ta biết thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “Tác phẩm nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.

 

          Mở đầu bài văn tế là hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:

 

          “Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa là Tổ quốc lâm nguy, súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương .

 

          Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại .nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.

 

          Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với cung ngựa trường nhung:

 

          “Nhớ linh xưa:

          Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó"

 

          Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp.Dù mệt mỏi hay vất vả thì họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chịu đựnng một mình mà chẳng nói với ai .“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó.Họ là những người nông dân mà quanh năm chỉ biết làm với làm, chưa hề biết đến cái gì gọi là cung, cái gì gọi là ngựa.

 

          "Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

 

          Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:

 

          “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.

 

          Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những người dân chân lấm tay bùn ấy đã đứng lên tình nguyện làm quân tự nguyện đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ cái nghề làm lụng mà họ coi là bát cơm manh áo của họ là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi

 

          “Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.

 

          Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”,chỉ có 1 chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.

 

          Trong tác bài Văn Tế Nguyễn Đình Chiểu đã có khắc nên sự đối lập giữa đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược.Giặc xâm lược được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “1 manh áo vải” . Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.

 

          Bài Văn tế đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:

 

          “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.”

 

          “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

 

          Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”.Giọng văn của Nguyễn Đình Chiểu đã tô đậm tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất của các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.Ông cũng thể hiện rõ lòng khâm phục đối với người nghĩa sĩ nông dân.Từ trước đến nay, đây là tác phẩm đầu tiên có đưa hình ảnh của nghĩa sĩ nông dân

 

          Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có tiếng khóc của mẹ già nơi quê nhà trông chờ con về, vợ thương nhớ về chồng, con ngóng cha về ngh thống thiết, bi ai. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng:

 

          “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”

          Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc. Một không gian rông lớn bùi ngùi, đau. đớn:

          “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.

          Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ, nỗi nhớ thương của con cái được nói đến vô cùng xúc động:

          “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.

          Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng chiến đấu, và hi sinh rất vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là để ta biết rằng đất nước nào cũng là độc lập, tự chủ. Không ai được quyền xâm chiếm. Họ là tấm gương sáng rất đáng tự hào:

          “Ôi!

          Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”

          Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà họ đã để lại. Thà chết vinh còn hơn sống nhục.Họ là tấm gương sáng để dân tộc Việt Nam noi theo mà làm, là ngòn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam.

 

          “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”.

          Công lao của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc sẽ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân Việt Nam về tấm gương anh dung, sẵn sàng xả thân vì độc lập Tổ Quốc.

          “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”.

 

          Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" khẳng định tấm lòng yêu thương dân thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà, nơi họ đã sinh ra và lớn lên hay đó là Tổ quốc mà đối với họ "nó"rất quan trọng trong cuộc đời.Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau khi đọc được bài văn tế này mà noi theo để xây dựng đất nước càng ngày giàu mạnh hơn.

 

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
ND
19 tháng 10 2016 lúc 14:22

Câu 1: Trả lời:

Cách đánh của Lí Thường Kiệt:

- Tiến công trước để phòng vệ.

- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

- Lựa chọn địa điểm phù hợp.

- Chiến lược phù hợp, đúng đắn.

- Chủ động giảng hòa, giữ danh dự cho nhà Tống, thể hiện tinh thần giáo bang 2 nước.

- Chủ động xây dựng phòng tuyến ở sông Như Nguyệt để chặn địch vào Thăng Long.

Bình luận (3)
NM
19 tháng 10 2016 lúc 13:17

Câu 1 :

*Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

   - Tiến công thành Ung Châu để tự vệ .

   - Chủ động xây dựng phòng tuyến  Như Nguyệt  để chận địch vào Thăng Long .

   - Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi .

   - Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống .

=> Nhận xét : Đây là cách đánh của Lý Thường Kiệt là một cách đánh độc đáo, mưu trí, sáng tạo

Bình luận (0)
NM
19 tháng 10 2016 lúc 13:18

Câu 2 :

Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống  :

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :

   - Độc lập được giữ vững

   - Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .

   - Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .

   - Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
H24
30 tháng 11 2021 lúc 13:20

Refer

Talking about a famous singer, the first name I think of is Son Tung M-TP. He is considered the “boy of the rain” in the Vietnamese music scene because all of his songs mention “rain”. I really love his songs. Son Tung is 27 years old this year. Previously, he was an A-list star loved by many young people. With his talent and hard work, he established his own entertainment company. There have been many tabloids or anti-fan writing bad news about him. However, Son Tung still tries his best to develop his career. This is what makes me a huge fan of him. It can be said that Son Tung is an example for me to learn about effort and effort.

Bình luận (6)
LH
Xem chi tiết
KS
12 tháng 5 2022 lúc 5:48

a) em ko đồng ý vs hành động của H vì đang ở chỗ linh thiêng mà chúng ta lại đùa giỡn .

nếu em lad bn H em sẽ :

- bảo bn không đc làm vậy

- giải thích cho bn hiểu 

- khuyên bn ko nên làm lại 1 lần nữa

- bảo bn ngồi xuống nghe kể 

-............

b) nếu là T em sẽ :

- bảo bn tuy những món đấy ko ngon nhưng những người ăn nó có thể cảm nhận về que hương .

- giải thích cho bn hiểu món ăn đó quan trọng thế nào

- khuyên bn ko nên làm thế 1 lần nao nữa 

-.........

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
ND
18 tháng 9 2019 lúc 13:20

Bài 1.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 1

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 2

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 3

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 3

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 4

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

Bài 2. 

- Cáo chết 3 năm quay đầu về núi : làm ng` phải thủy chung.

- Lá rụng về cội : gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng : loài vật thương nhớ nơi ở cũ.

#Buồn

Bình luận (0)
LL
18 tháng 9 2019 lúc 15:15

Bài 1 : 

Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng
“Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ.
Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.  Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Bài 2 :

Cáo chết ba năm quay về đầu núi : Làm người phải thủy chung.

Lá rụng về cội : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

Trâu bảy năm còn nhớ chuồng : Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

Study well @ #Linhngoc's#

Bình luận (0)
VQ
Xem chi tiết
BT
1 tháng 12 2016 lúc 19:07

2.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Bình luận (0)
BT
1 tháng 12 2016 lúc 19:07

3.Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...

 

Bình luận (0)
BT
1 tháng 12 2016 lúc 19:09

4.* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*ý nghĩa :

Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (1)