Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất khí sau CO2 , O2, H2, không khí. Viết PTHH (nếu có)
Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hoá học: H2,O2,N2,CO2. Viết PTHH nếu có
- Dẫn từng khí qua dd Ca(OH)2.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: CO2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: H2, O2, N2. (1)
- Dẫn khí nhóm (1) qua CuO (đen) nung nóng.
+ Chất rắn chuyển từ đen sang đỏ: H2.
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
+ Không hiện tượng: O2, N2. (2)
- Cho tàn đóm đỏ vào khí nhóm (2):
+ Tàn đóm bùng cháy: O2.
+ Không hiện tượng: N2
Câu 2. Hãy nhận biết các chất khí sau bằng phương pháp hoá học:
a. CO2, Cl2, HCl, H2. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
b. CO2, CH4, C2H4. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
- Trích một ít các chất làm mẫu thử
a)
- Cho các khí tác dụng với giấy quỳ tím ẩm:
+ QT chuyển đỏ: CO2, HCl (1)
\(CO_2+H_2O⇌H_2CO_3\)
+ QT ban đầu chuyển màu đỏ, sau đó quỳ tím mất màu: Cl2
\(Cl_2+H_2O⇌HCl+HClO\)
+ QT không chuyển màu: H2
- Cho 2 khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: HCl
\(Ca\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CaCl_2+2H_2O\)
b)
- Cho các khí tác dụng với dd Br2 dư:
+ Không hiện tượng: CO2, CH4 (1)
+ dd Br2 nhạt màu dần: C2H4
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
- Cho các khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư:
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO2, CH4, C2H4. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: Rượu etylic, axit axetic, nước cất. Viết PTHH (nếu có).
Câu 1:
- Dẫn từng khí qua dd Ca(OH)2
+ Dd vẩn đục: CO2
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4. (1)
- Dẫn khí nhóm (1) qua dd brom dư.
+ Dd nhạt màu dần: C2H4.
PT: \(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
Câu 2:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: CH3COOH.
+ Quỳ không đổi màu: C2H5OH, H2O. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với CuO dưới nhiệt độ thích hợp
+ Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch: C2H5OH.
PT: \(C_2H_5OH+CuO\underrightarrow{t^o}CH_3CHO+Cu_{\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: H2O
- Dán nhãn.
a, _ Dẫn từng khí qua nước vôi trong.
+ Nếu nước vôi trong vẩn đục, đó là CO2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NO, H2, CO và O2. (1)
_ Cho tàn đóm đỏ vào bình kín đựng mẫu thử nhóm (1).
+ Nếu que đóm bùng cháy, đó là O2.
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NO, H2 và CO. (2)
_ Dẫn từng mẫu thử nhóm (2) qua bình đựng CuO dư nung nóng.
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NO.
+ Nếu chất rắn trong bình (CuO) chuyển sang màu đỏ (Cu) thì đó là H2, CO. (3)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}CuO+H_2O\)
\(CuO+CO\underrightarrow{t^O}Cu+CO_2\)
_ Dẫn sản phẩm của mẫu thử nhóm (3) sau khi đi qua CuO nung nóng vào bình đựng nước vôi trong.
+ Nếu nước vôi trong vẩn đục, đó là sản phẩm của CO.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là H2.
b, _ Cho que đóm đang cháy vào lọ kín đựng từng khí.
+ Nếu que đóm bùng cháy, đó là O2.
+ Nếu que đóm chỉ cháy một lúc rồi tắt, đó là không khí.
+ Nếu que đóm vụt tắt, đó là CO2.
c, _ Dẫn từng khí qua giấy quỳ tím ẩm.
+ Nếu quỳ tím chuyển đỏ, đó là HCl.
+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là NH3.
+ Nếu quỳ tím không chuyển màu, đó là H2 và O2. (1)
_ Cho tàn đóm đỏ vào lọ kín đựng hai khí nhóm (1).
+ Nếu tàn đóm bùng cháy, đó là O2.
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là H2.
d, _ Hòa tan 2 chất rắn trên vào nước, rồi thả quỳ tím vào.
+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là CaO.
PT \(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
+ Nếu quỳ tím chuyển đỏ, đó là P2O5.
PT: \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
Bạn tham khảo nhé!
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: xăng, rượu etylic và axit axetic.
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2. Hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình nếu có
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: xăng, rượu etylic và axit axetic.
ta nhúm quỳ
Quỳ chuyển đỏ :CH3COOH
Quỳ ko chuyển màu : xăng, rượu etylic
Ta có thể ngưởi mùi :
-Mùi hắc, dễ bay hơi :xăng
- còn lại rượu etylic
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2. Hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình nếu có
ta nhúm quỳ ẩm
-Quỳ chuyển màu rồi mất màu : Cl2
-Quỳ chuyển màu đỏ nhạt :CO2
ko hiện tg :CO,H2
Ta đốt :
-Chất cháy mà có tiếng nổ , lửa xanh nhạt :H2
-Còn lại là CO
2CO+O2->2CO2
2H2+O2-to>2H2O
Cl2+H2O->HCl+HClO
CO2+H2O->H2CO3
Dạng 3: Bài tập nhận biết chất khí
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng trong các lọ không màu sau: Khí Cacbonic (CO2), khí Metan (CH4) và khí Axetilen ( C2H2). Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Dẫn ba khí trên vào dung dịch Ca(OH)2, khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa trắng thì ta nói khí đó là khí cacbonic, hai khí còn lại không phản ứng là khí metan và khí axetilen.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓trắng + H2O.
Dẫn hai khí còn lại vào dung dịch nước brom, khí nào làm mất màu dung dịch nước brom thì ta nói khí đó là khí axetilen, khí còn lại không phản ứng là khí metan.
C2H2 + Br2 → C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 → C2H2Br4.
Dùng phương pháp hóa học để nhận biết 4 bình khí sau : O2, CO2, H2, N2. Viết PTHH nếu có
Dẫn các khí lần lượt vào bình đựng Ca(OH)2 :
- Kết tủa trắng : CO2
Cho tàn que đốm đỏ lần lượt vào 3 lọ khí còn lại :
- Bùng cháy : O2
- Tắt hẳn : N2
- Khí cháy màu xanh nhạt : H2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
a) Bằng phương pháp hóa học,hãy nhận biết ba lọ hóa chất chứa một trong các chất khí sau:O2,không khí,H2.Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra(nếu có) b) Hãy gọi tên các oxit sau: CO2,Fe3O4,CaO,SO3
a)
cho que đóm đang cháy vào 3 lọ khí
cháy mãnh liệt hơn => Oxi
cháy với ngọn lửa màu xanh => Hidro
cháy bình thường => Không khí
b)
CO2 - cacbon đioxit
Fe3O4 - sắt từ oxit
CaO - canxi oxit
SO3 - lưu huỳnh trioxit
Câu 3 : Nêu phương pháp hoá học nhận biết các khí sau được chứa trong 3 bình riêng biệt mất nhãn: a, CO2, O2 , H2. b, CO2, O2 , H2. c, O2 , H2, không khí
Câu 3 : Nêu phương pháp hoá học nhận biết các khí sau được chứa trong 3 bình riêng biệt mất nhãn:
a, CO2, O2 , H2.
Sử dụng que còn cháy
-Que bùng cháy O2
-Que bị tắt CO2
-Còn lại là H2
c, O2 , H2, không khí
Sử dụng que còn cháy
-Que bùng cháy O2
-Que cháy bt :kk
-Que cháy ở miệng bình có lừa màu xanh là H2
2H2+O2-to>2H2O