em hiểu j về ngày dỗ tổ hùng vương
E hiểu j về ngày dỗ tổ hùng vương?
tham khảo
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Tham khảo
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Hãy lập một sơ đồ tư duy về kế hoạch trong 3 ngày nghỉ dỗ tổ Hùng Vương
em hãy nêu cảm nhận của em về ngày giỗ tổ hùng vương
tk
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Việt Trí – Phú Thọ. Đến hẹn lại lên, đến ngày này người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc. Giỗ tổ năm nay gần với dịp lễ 30/4 và 1/5 nên thời gian nghỉ lễ sẽ kéo dài 6 ngày (từ ngày 28/4 – 3/5 dương lịch). Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hằng năm với nhiều hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày Giỗ tổ
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng. Hằng năm vào dịp lễ hàng triệu người dân khắp cả nước đã hội tụ về Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng
Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương – từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương – Lâm Thao – Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm để giữ nước.
Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
* Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
* Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
''Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''
Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL - CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Cho biết lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
- Giới thiệu sơ lược về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ.
Tham khảo:
- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.
- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..
- Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Đọc trước hai văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.
- Thông tin liên quan đến Đền Hùng:
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
- Thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
hãy nêu hiểu biết về giỗ tổ hùng vương
theo mik thì vào ngày 8/3, vua Hùng không tặng quà cho vợ nên ngày 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương=)))
là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
chúc bn học tốt
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, em hãy cho biết:
- Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào và ở đâu.
- Lễ được tổ chức như thế nào.
- Cảm nhận của em về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tham khảo!
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,...
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh chưng,bánh giầy, hội thi thể thao,... Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước ý em cho là đúng.
a) Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở:
Hà Nội
Phú Thọ
Thành phố Hồ Chí Minh
b) Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày:
Mồng 10 tháng 3 âm lịch
Mồng 1 Tết
Rằm Trung Thu
a) Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở:
Hà Nội
Phú Thọ
Thành phố Hồ Chí Minh
b) Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày:
Mồng 10 tháng 3 âm lịch
Mồng 1 Tết
Rằm Trung Thu