Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 6 2019 lúc 18:18
Ai làm gì ?
Anh chăm sóc, khuyên bảo em.
Chị chăm sóc, trông nom em.
Em giúp đỡ anh (chị).
Chị em giúp đỡ, chăm sóc nhau.
Anh em khuyên bảo nhau.
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 2 2017 lúc 13:03

- Anh khuyên bảo em.

- Anh em khuyên bảo nhau.

- Chị chăm sóc em.

- Chị em chăm sóc nhau.

- Anh em giúp đỡ nhau.

- Chị trông nom em.

- Anh trông nom em.

- Chị khuyên bảo em.

Bình luận (0)
VD
5 tháng 4 2024 lúc 21:29

Các Bạn chăm sóc cây thật tốt nhé !

Bình luận (0)
VD
5 tháng 4 2024 lúc 21:31

Mình lộn đề rồi . Hì hì

 

Bình luận (0)
CP
Xem chi tiết
H24
10 tháng 11 2018 lúc 19:42

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lắm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em . 
Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ. 
Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng. 
Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi! 

Bình luận (0)
VD
5 tháng 4 2024 lúc 21:45

Dòng sông chảy như một con rắn to dài khổng lồ

Những hàng cây xanh mát tỏa bóng như những cái ô khổng lồ

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
NN
8 tháng 10 2019 lúc 21:20

Mấy ngày nay mẹ em bị cảm vì thời tiết thay đổi, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường. Em rất lo lắng, nhưng mẹ nói không sao, vài hôm mẹ sẽ khỏi. Nhìn mẹ mỗi khi bị sốt thế này, em thấy thương mẹ lắm. Người mẹ xanh xao và đôi mắt mệt mỏi. Đôi môi không còn hồng hào mà thoáng chút tái nhợt. Khuôn mặt mẹ khi đó cứ đỏ bừng lên vì nóng. Em chỉ biết vắt đắp khăn ướt trên trán mẹ và lau người cho mẹ để mẹ đỡ sốt và lấy nước mỗi khi mẹ khát hay mẹ uống thuốc. Khi đi học về, em thường quanh quẩn bên mẹ để nhìn mẹ và chờ mẹ nhờ thì làm giúp mẹ. Nhìn mẹ bị ốm em đau lòng lắm, phải chăng mẹ cũng rất đau lòng mỗi khi thấy em ốm nhứ thế? Em chỉ mong cơn sốt mau qua và để mẹ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh lại ngay vì đối với em mẹ chính là người quan trọng nhất.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
VD
5 tháng 4 2024 lúc 21:56

Những cây cọ đẹp như một cây  Sam rộng bao nói với các cu

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
V5
Xem chi tiết
PM
2 tháng 5 2018 lúc 20:22

 Bài làm  

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

 Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

Bình luận (0)
BV
2 tháng 5 2018 lúc 20:16

Giáo dục là phạm trù vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, và sự nghiệp giáo dục là một trọng trách lớn lao. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Bạn không thể nghĩ là cứ đưa trẻ tới trường, để trẻ ở trường, và phó thác tất cả trách nhiệm cho thầy cô là có thể tạo nên một con ngoan trò giỏi. Chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người câu chuyện dưới đây, là tâm sự của một giáo viên tiểu học, để mọi bậc phụ huynh có thể nhìn nhận lại vai trò của mình đối với sự hình thành tâm lý của trẻ thơ.

Giáo dục luôn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một con người, tuy nhiên, đó lại là một chặng đường dài khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và lòng tận tâm. Trẻ em như trang giấy trắng, nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ sa vào lối sống và suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Mỗi lần đối diện với những trường hợp đó, tôi đều không khỏi cảm thấy đau lòng, vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng hết sức tìm cách giúp đỡ các em. Và cũng chính mỗi lần giúp đỡ các em, tôi lại tự rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Trong tất cả những câu chuyện mà tôi đã từng trải qua, đọng lại trong lòng tôi nhiều trăn trở và hạnh phúc nhất vẫn là câu chuyện về cậu học trò Duy Phương, một học sinh cá biệt sau thời gian nỗ lực thay đổi đã trở thành con ngoan trò giỏi và vươn lên học tập tốt trong lớp chủ nhiệm của tôi.

Những ngày đầu gặp Duy Phương, ấn tượng ghi lại trong tôi là hình ảnh cậu học trò nhỏ con, gầy nhom nhưng lại vô cùng ngổ ngáo. Duy Phương mặc chiếc áo sơ mi đã ngả màu, áo quần luộm thuộm, chân đi đôi dép sứt quai loẹt xoẹt, mặt mũi lúc nào cũng đầy những vết lem luốc, tay chân đen nhẻm. Đặc biệt, Duy Phương thường bày trò quậy phá và liên tục gây gỗ đánh nhau trong lớp khiến các bạn đều ngại tiếp xúc, và chính bản thân Phương cũng không thích tiếp xúc với các bạn. Không những thế, mỗi giờ trả bài hay kiểm tra em đều không thuộc, tập vở thì quên trước quên sau, giáo viên khó mà giữ tập trung được cho tiết học vì em còn hay làm việc riêng trong lớp.

Tình trạng tiêu cực cứ thế kéo dài, cho đến một hôm, Phương đã xô xát với một bạn nữ chỉ vì bạn ấy đã cầm nhầm sách của em. Lúc ấy, tôi thật sự rất bức xúc, tôi không thể nào khoanh tay đứng nhìn học sinh của tôi có lối cư xử như thế mãi được, tôi nhất định phải kỷ luật em thật nghiêm. Nghĩ bụng vậy, ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Phương để được gặp trực tiếp bố mẹ em, với hi vọng có thể cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề…

Trước mắt tôi hiện ra một con hẻm nhỏ quanh co, sâu hút vào trong, xa xa phía cuối đường là một căn nhà nhỏ lúp xúp. Bước xuống xe, tôi ngờ ngợ tiến lại gõ cửa. “Xoảng”, tiếng chén vỡ từ phía sau nhà làm tôi giật thót, tiếp đó là tiếng chửi rủa của một người đàn ông trung niên, chuyện gì đang xảy ra? Tôi chưa kịp định thần thì thấy có bóng người từ trong nhà bước lại gần, là Phương. Hé cánh cửa gỗ, Phương đưa ánh mắt nâu còn ngân ngấn nước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi mới nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu sẫm ấy, mới cảm nhận được thăm thẳm trong đó biết bao nhiêu là nỗi niềm. Ánh mắt em lúc này không phải là ánh mắt nghịch ngợm như mọi ngày, cũng không phải là ánh mắt hồn nhiên vô tư của trẻ con, mà đó là ánh mắt chứa đầy tuyệt vọng, ánh mắt như cầu cứu, ánh mắt làm cho người ta ngay lập tức muốn nắm lấy tay em, bước vào cảm nhận câu chuyện nhỏ của riêng em… Bỗng nhiên em chạy đến ghì chặt lấy tôi, run rẫy, rồi khóc tức tưởi, tưởng chừng như chỉ cần một chút chịu đựng nữa thôi, là cậu bé ấy sẽ vỡ oà lên mất. Khoảnh khắc đó cho tới bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được.

Suốt những ngày sau đó, tôi đã trăn trở mãi. Tôi quyết tâm ra sức tìm hiểu về gia đình Phương và biết được một sự thật đau lòng. Từ ngày mẹ Phương mất, bố Phương trở thành gã nghiện rượu, suốt ngày chỉ biết đắm mình trong cơn say. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi Phương ra chửi rủa, có khi còn đánh đập em khiến hàng xóm phải chạy qua can ngăn. Cứ thế, Phương từ nhỏ sống thiếu thốn tình cảm gia đình ấm áp, thiếu thốn bàn tay mẹ chăm sóc những bữa cơm, những manh áo, càng không được dạy bảo đúng mực hay quan tâm chuyện học hành. Lẩn quẩn trong tâm trí tôi là hình ảnh cậu bé 9 tuổi nhưng lại phải chịu đựng nỗi đau của một người trưởng thành, nó buộc em phải gồng mình lên, phải gai góc hơn so với cái tuổi mà đáng ra em sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp. Hơn thế nữa, tôi chợt nhận ra, cách cư xử hung hăng của em trên lớp, tính ngổ ngáo, lầm lì chính là do chịu sự ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình. Trẻ em như trang giấy trắng, người lớn viết gì vào thì nó sẽ giữ lại chính điều vừa viết lên ấy. Thử nghĩ mà xem, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học mà mỗi ngày lại phải chịu đựng những lời chửi rủa, những trận đòn roi thì làm sao có thể phát triển lành mạnh được như bao đứa trẻ khác? Lúc này đây, tôi không còn cảm thấy tức giận trước những hành động của em nữa, mà ngược lại càng thấy thương em hơn, mong muốn bảo vệ cho em nhiều hơn…

Tôi bắt đầu bằng việc tìm cách thay đổi môi trường sống của em. Qua tìm hiểu, biết được bà ngoại Phương ở gần khu nhà tôi, tôi liền tìm đến nói chuyện mong bà nắm được tình hình hiện tại của cháu. Thật may mắn là sau khi biết chuyện, bà Phương đã quyết định đến ở với bố con Phương, vừa để động viên tinh thần bố Phương, vừa để chăm sóc dạy bảo Phương, còn tôi tự nhủ sẽ giúp Phương tập trung học hành và giáo dục tư tưởng cho em.

Bởi thế, mỗi ngày, tôi luôn tích cực quan tâm và nhắc nhở em rằng học hành là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bên cạnh những giờ lên lớp, tôi thường xuyên ghé nhà em để hướng dẫn em cách học, giải đáp những bài toán khó, những chỗ em còn khúc mắc không hiểu bài. Ban đầu, Phương còn rụt rè, e dè và có phần lẩn tránh tôi. Hơn ai hết, tôi hiểu việc thay đổi và giáo dục một con người không phải là chuyện của một sớm một chiều, mà nó là cả một quá trình kiên trì và cố gắng, nhưng tôi biết chắc rằng bản thân nhất định sẽ không nản lòng.

Mỗi ngày, tôi lại tâm sự với Phương nhiều hơn một chút, tôi đến gần hơn với đời sống nội tâm của em, tôi chia sẻ với em về vấn đề học tập, hay gần gũi hơn là những câu chuyện ngây ngô của tuổi thiếu nhi. Mỗi ngày, Phương cũng lại mở lòng với tôi hơn một chút, em kể cho tôi nghe về những kỷ niệm vui, những giờ ra chơi, về người bạn em vừa làm quen được ở trường. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần, tôi đã có thể là một người em tin tưởng, điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc, nó cũng khiến việc dạy bảo em học hành trở nên dễ dàng hơn.

Từ ngày bà về ở với bố con Phương, cuộc sống của em cũng phần nào trở nên vui vẻ hơn, ngoại hình được gọn gàng hơn, tâm tính cũng có phần hòa đồng, lễ độ hơn. Sau một thời gian tiếp xúc và kèm học liên tục, Phương đã hình thành được tâm lý chú trọng vào việc học, em chăm chỉ ôn bài, ra sức luyện tập, phấn đấu vươn lên đạt mục tiêu mà tôi và em đã cùng đặt ra là danh hiệu học sinh tiên tiến. Đặc biệt, tôi nhận ra Phương khá thông minh, trí nhớ tốt, nhưng vì không được giáo dục tư tưởng về tầm quan trọng của việc học nên ngày trước Phương thờ ơ với kiến thức ở trường lớp. Bên cạnh đó, tôi mở đường cho Phương nghĩ về những ước mơ, chắp cánh cho Phương những ước mơ. Phương nói với tôi rằng ước mơ của em là trở thành một luật sư, bảo vệ công lý cho xã hội. Ước mơ đó thật đẹp, tôi mong nó sẽ là sự thật trong một tương lai không xa.

Và những công sức của chúng tôi đã được đền đáp xứng đáng, học kỳ này Phương đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Ngày nhận tấm bằng khen trên tay, Phương tíu tít khoe với tôi, môi nở nụ cười hồn nhiên, và tôi đã thấy ánh mắt nâu của em lại càng hồn nhiên hơn thế. Với một người giáo viên như tôi, thật sự không có gì hạnh phúc hơn khi được nhìn thấy học sinh của mình tiến bộ sau một quá trình dài cùng nhau nỗ lực, Phương làm tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, môi trường giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Mỗi bậc phụ huynh chúng ta cần thiết phải tạo cho các em một tâm lý tích cực, một môi trường sống và không khí gia đình vui vẻ, đó chính là nền tảng để các em có thể phát triển nhân cách hoàn thiện. Hơn thế nữa, việc xác định được tầm quan trọng của việc học sẽ giúp các em có định hướng lối sống tích cực, đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Riêng với một giáo viên như tôi, những thành quả mà Phương có được ngày hôm nay chính là niềm tự hào và niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Câu chuyện của Phương là một bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ về giáo dục con cái, đồng thời cũng là tấm gương để nhà trường có sự quan tâm đúng mực hơn đối với học sinh.  “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Bình luận (0)
V5
2 tháng 5 2018 lúc 20:24

cảm ơn bạn 

 nhưng mình nhờ  bạn viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 đến 20  dong thôi nhé

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 5 2017 lúc 12:31

Anh trai em tên là Thành. Năm nay anh 13 tuổi và anh đang học lớp 7. Anh ấy có làn da ngăm đen, mái tóc hơi xoăn và dáng người cao, rất khỏe mạnh. Anh Thành rất chăm học và anh đặc biệt rất giỏi Ngoại ngữ. Anh đã từng chia sẻ với em ước mơ sau này sẽ trở thành phiên dịch viên suất sắc. Em rất yêu thương và tự hào về anh.

Bình luận (0)
SC
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
HL
11 tháng 5 2022 lúc 7:06

''Du khách hãy dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên.''

Bình luận (0)