Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
DL
5 tháng 10 2016 lúc 9:22

Ý nghĩa: 

+ Nói về tình yêu quê hương, đất nước nói chung và tình cảm gia đình nói riêng

+ Muốn nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng những thứ ta đang có, ko nên chạy theo những nhu cầu vật chất để quên đi cái tổ ấm ta đã từng vô cùng hạnh phúc.

 

....đoá là ý kiến của mk thoj nha...Bn nên tham khảo 1 số bài khác, search google thêm nhé....!

Bình luận (4)
NN
Xem chi tiết
LP
21 tháng 11 2016 lúc 19:30

Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.

Bình luận (0)
MC
21 tháng 11 2016 lúc 18:49

chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan

Bình luận (0)
PK
10 tháng 11 2021 lúc 8:56

là Cộng tác viên đó, bạn ăn nói với Cộng tác viên cẩn thận vào nhé.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
Xem chi tiết
LH
5 tháng 10 2016 lúc 14:07

giúp cái

Bình luận (0)
QD
Xem chi tiết
KD
26 tháng 10 2016 lúc 20:00

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

Bình luận (0)
PT
26 tháng 10 2016 lúc 20:44

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NH
1 tháng 12 2021 lúc 17:28

Biển dốc lết là biển gì:)

Bình luận (2)
NG
1 tháng 12 2021 lúc 17:29

Tham khảo!

 

Biển lúc nào cũng đẹp, luôn khiến người ta nhung nhớ bởi vẻ đẹp của mình. Có những người đến với biển bởi sự mát mẻ, thoáng đãng, có những người yêu biển bởi nó cho ta sự bình yên. Tôi lại yêu biển ở những giây phút mới bắt đầu, khoảnh khắc bình minh ở trên biển.

 

Sinh ra và gắn bó với những vùng quê, tôi đã quá quen với những buổi bình minh mặt trời vén mình vươn lên từ ngọn tre, nhưng tôi luôn ao ước một lần có thể được nhìn thấy mặt trời lên, nhưng không phải từ đất, mà từ nước… Một buổi bình minh nơi biển cả. Và nó đã không làm tôi thất vọng.

Một phần thưởng cho thành tích học tập tốt đã đưa tôi đến biển. Ngay ngày đầu tiên, tôi đã không ngủ được, chỉ đợi đến tờ mờ sáng để ngắm bình minh. 5 giờ sáng, bầu trời đã dần chuyển màu. Có phải vì đây là biển cả nên bầu trời khi chuyển mình bỗng thấy xanh hơn, sáng hơn. Nơi kia, cuối đường chân trời, những vệt cam đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Khoảnh khắc này, tôi đã đợi lâu lắm rồi. Mặt trời như hòn than đang ửng hồng, từ từ vận động, nhô lên trong con mắt chiêm ngưỡng của tôi và biết bao người cũng đang đón bình minh như tôi. Cũng là mặt trời, nhưng sao khác với mặt trời nơi đất liền quá. Nó to, nó rực lửa. Ánh sáng của nó lan tỏa sắp không gian, lấp lánh trên làn nước lấp lánh, trên bầu trời nhuộm thắm sắc đỏ và lan ra cả những bãi cát trắng trải dài nữa. Ánh sáng, sức sống tỏa ra như nguồn năng lượng cho mọi người bừng tỉnh. Bức tranh này có vẻ khá giống với hoàng hôn ở biển nhỉ? Nhưng cảnh hoàng hôn là bức tranh của một màu buồn, sự kết thúc, còn đây là màu của hi vọng, của sự khởi đầu hoàn mĩ.

Mặt trời đã nhô nửa mình lên trên mặt nước rồi. Lúc này, trời đất đã khá sáng rõ. Bầu trời trong xanh với những áng mây lững thững trôi vì còn ngái ngủ. Phía xa chân trời, những đàn chim đã chăm chỉ làm việc cho ngày mới. Ở dưới đây, còn có một bầu trời nữa. Một bầu trời trên mặt nước, nhưng lại biết chuyển động. Những đợt sóng tinh nghịch đuổi nhau rồi vỡ òa khi vào đến vòng tay của mẹ cát. Trên mặt biển lấp lánh, một vài chú cá lại nhảy lên rồi lặn mất. Phải chăng chúng đang muốn ăn lấy ánh mặt trời. Nếu có thể, tôi cũng muốn được như thế.

Khi bình lên, cũng chính là lúc cuộc sống của con người bắt đầu. Chăm chú ngắm bình minh mà tôi còn không biết còn nhiều người đang đón bình minh như mình. Họ đi một mình, đi với bạn, với gia đình, nhưng tất cả đều rất im lặng để thưởng thức trọn vẹn khoảnh khắc kì diệu này. Sau đó, họ vui chơi, họ trò chuyện. Tôi lại thích đi dạo trên bờ biển, men theo bờ cát trắng để ngắm nhìn biển lên, ngắm nhìn những đợt sóng không dứt. Dần dần, bờ biển đông người hơn. Những người đến muộn mà lỡ mất cảnh bình minh, người đến để đi dạo, người lại muốn tắm biển vào buổi sớm. Xa xa, tôi đã nghe thấy tiếng tàu đánh cá trở về. Tiếng động cơ như đang reo vui thông báo về một chuyến đi bội thu.

Những ai đã được thưởng thức khoảnh khắc ấy hẳn không thể nào quên được. Và dù cho có đi bao nhiêu lần, có ngắm bao nhiêu lâu thì ta vẫn thấy cuốn hút và hấp dẫn lạ thường. Đó là điều kì diệu của biển.

 

 

(chỉ biết biển thôi chớ biển dóc lết là j)?

Bình luận (1)
ND
1 tháng 12 2021 lúc 17:30

Dốc lết?

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NA
22 tháng 10 2017 lúc 15:10

trong xanh-âm u,nhẹ nhàng-nặng nề,buồn-vui,lạnh lùng-sôi nổi,đăm chiêu-ồn ã

Bình luận (0)
BT
22 tháng 10 2017 lúc 15:13

trong xanh-âm u,nhẹ nhàng-nặng nề,buồn-vui,lạnh lùng-sôi nổi,đăm chiêu-ồn ả

Bình luận (0)
GA
11 tháng 10 2021 lúc 14:12

mấy bạn làm sai rồi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
HT
28 tháng 11 2016 lúc 20:26

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.


 
Bình luận (2)
HP
28 tháng 11 2016 lúc 20:28

Trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' đã sử dụng các hình ảnh nhân hóa, tưởng tượng làm cho con hổ trong bài thêm sinh động, các chi tiết thú vị từ đó dạy cho ta bài học về sự biết ơn:

'' Uống nước nhớ nguồn ''

Bình luận (4)
QL
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2023 lúc 15:59

Tham khảo!

Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó chỉ là một chi tiết của câu chuyện nhưng nó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương,thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Bình luận (0)