c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Tìm phép ẩn dụ và muốn nói lên điều gì |
Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Chọn đáp án: B → Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.
tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
1. Em hãy chỉ ra phép ẩn dụ và nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong các ví dụ sau:
a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
tham khảo
a,
Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''
- Tác dụng :
+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.
+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.
=> Ca ngợi sự vĩ đại của người
b,
Ẩn dụ cách thức
-> Tác dụng: giúp thể hiện và bộc lộ rõ cảm xúc về lòng biết ơn
Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
- Qủa: thành quả, giá trị được tạo ra
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị
Tìm các biện pháp ẩn dụ trong dú dụ sau. Nếu ý nghĩa của từng phép ẩn dụ đó.
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
==>
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
==>
c, Thuyền về có nhớ bến trăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
==>
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
==> Ẩn dụ phẩm chất: Giáo dục về lòng biết ơn những người mang lại thành quả cho mình.
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
==> Ẩn dụ cách thức: Lời khuyên về chọn hoàn cảnh môi trường ảnh hưởng lớn đến phẩm chất con người.
c, Thuyền về có nhớ bến trăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
==> Ẩn dụ phẩm chất: Bài học nhắc nhở người ta về lòng chung thùy, dù có sống trong xa cách cũng không thay lòng đổi dạ , tình cảm với người yêu thương.
Chúc bạn học tốt!
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
==> Nó được mang ý nghĩa rằng trong cuộc sông này có nhận thì phải có cho đi, mình nhận được sự giúp đỡ của người khác thì mình phải , cũng như mình đền ơn đáp nghĩa, sống ở đời phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, khuyên nhủ ý thức đạo đức bên trong con người.
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
==> Ý nghĩa câu tục ngữ này muốn nói rằng sống với một môi trường tốt, giáo dục tốt sẽ đào tạo nên con người có phẩm chất cao quý, những con người sống trong môi trường xấu thì ý chí dù kiên định cũng khó cưỡng lại những cái xấu.
c,
Thuyền về có nhớ bến trăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
==> Ý câu này nói lên sự thủy chung, sự một lòng một dạ không thay lòng, không vì thứ gì thú vị hơn thứ mình có mà từ bỏ nó, giáo dục con người sống có tình có nghĩa.
8.Tìm ẩn dụ trong câu sau :
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm nơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Hãy tìm hiểu xem ng xưa muốn nhắn nhủ điều j qua câu tục ngữ ấy
khi ai làm việc gì giúp mình (hoặc nhân phần hơn hoặc nhận mặt lợi về mình) phải nhớ ơn người đấy (nếu có thể thì trả ơn cũng được)
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Trước tiên ta cùng tìm hiểu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Mỗi khi nhắc về "quả" , người ta thường mường tượng đến thứ sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, sao bao nhiêu ngày đơm bông, kết trái, nuôi dưỡng. Nhưng dĩ nhiên cây không thể tự mọc, rồi tự cho ra thứ quà thơm ngon thế được, nếu có thì là thứ quả dại vừa chua vừa chát, không thì cũng sâu xia, ỏng eo chẳng đáng giá. Mà ở đây để có được quả vừa ngon vừa ngọt vừa đẹp đẽ thì phải có bàn tay của "kẻ trồng cây", bàn tay cần cù, tỉ mỉ, chăm bón hàng ngày. Dõi theo cây từ những ngày gieo hạt, lúc cây mọc lá, phát cành, cung cấp cho cây đủ nước nôi, phân bón, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại. Chăm chút từng đóa hoa, từng cái quả, để cuối cùng sau bao ngày mong đợi những chùm quả trĩu nặng chín vàng, chín đỏ trên cây chính là phần thưởng cho người có công chịu khó bỏ tâm huyết của mình vào cái cây đó. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra. Để biết trân trọng hơn những thứ mà ta được tận hưởng, đồng thời cũng trân trọng và biết ơn sâu sắc những người đã vất vả tạo ra nó. Mở rộng ra ngoài khuôn khổ của quả ngọt và kẻ trồng cây, thì cây tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước, trong đó thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu, và tất cả tâm huyết của biết bao lớp người.
Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn.
Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống.
Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
d)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Tham khảo:
Các hình ảnh ẩn dụ:
"ăn quả", "kẻ trồng cây"=> ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức);
=> kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất).
mực – đen, đèn – sáng=> mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất);
=> đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất).
thuyền, bến=> thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
"Mặt Trời" - Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ=> Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Các hình ảnh ẩn dụ:
"ăn quả", "kẻ trồng cây"
=> ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức);
=> kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất).
mực – đen, đèn – sáng
=> mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất);
=> đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất).
thuyền, bến
=> thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
"Mặt Trời" - Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
câu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"dùng cách diễn đạt nào
A. so sánh
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. chơi chữ