Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
H24
26 tháng 2 2023 lúc 21:15

B

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HM
28 tháng 11 2023 lúc 10:17

Chú gấu bông đáng yêu

Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.

Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.

Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông. Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ

Bình luận (0)
HM
28 tháng 11 2023 lúc 10:17

Món quà của ông

Cậu bạn hàng xóm của em có một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa rất đẹp. Đó là món quà mà bạn được ông tặng nhân dịp đi công tác tại Nga về.

Chiếc ô tô được làm bằng nhựa cứng, to bằng một chiếc đài cát - xét với rất nhiều chi tiết được sơn vẽ tỉ mỉ bằng hai màu đen, trắng. Mở cánh cửa xe ra là cả một thế giới thu nhỏ như ghế phụ, ghế lái, vô - lăng, cần điều khiển, gương chiếu hậu, còn có cả kim chỉ tốc độ trên một màn hình điện tử,... Đi kèm với chiếc xe là bộ điều khiển từ xa gồm các nút tắt, bật, bật đèn, nút còi và một cần gạt điều khiển trái, phải, tiến, lùi. Những chiếc bánh xe được thiết kế linh hoạt để có thể di chuyển theo sự điều khiển của em. Mỗi khi chạy, xe phát ra những âm thanh "dìn, dìn" nghe rất vui tai.

Cậu bạn hàng xóm của em có một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa rất đẹp. Đó là món quà mà bạn được ông tặng nhân dịp đi công tác tại Nga về.

Chiếc ô tô được làm bằng nhựa cứng, to bằng một chiếc đài cát - xét với rất nhiều chi tiết được sơn vẽ tỉ mỉ bằng hai màu đen, trắng. Mở cánh cửa xe ra là cả một thế giới thu nhỏ như ghế phụ, ghế lái, vô - lăng, cần điều khiển, gương chiếu hậu, còn có cả kim chỉ tốc độ trên một màn hình điện tử,... Đi kèm với chiếc xe là bộ điều khiển từ xa gồm các nút tắt, bật, bật đèn, nút còi và một cần gạt điều khiển trái, phải, tiến, lùi. Những chiếc bánh xe được thiết kế linh hoạt để có thể di chuyển theo sự điều khiển của em. Mỗi khi chạy, xe phát ra những âm thanh "dìn, dìn" nghe rất vui tai.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
H24
11 tháng 4 2016 lúc 9:01

Trong trò chơi, người chơi sử dụng lực đẩy để thẳng lực đẩy của đối phương.

Khi đó, đối phương sẽ bị đẩy lui về phía sau.

Luật chơi: Bên nào lực đẩy lớn hơn thì bên đó sẽ thắng.

Bình luận (0)
TH
28 tháng 2 2018 lúc 21:27

-Trò chơi kéo co:

+Trong trò chơi,người chơi dùng lực keo sợi dây thừng về mình.

+Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình.Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
OG
13 tháng 12 2018 lúc 7:44

1 bài tập đọc tuổi ngựa khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?

bài làm

 Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.

Khổ đầu, con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con tuổi gì?". Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lí sâu xa. Biết tính nết con từ khi còn nằm trong bụng, mẹ nói về hồn vía "Ngựa con" của mình với tất cả tình thương:

" Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi".

Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào "yên một chỗ" Chắc là "Ngựa con" chạy nhảy và "hí" suốt ngày?

Khổ thơ thứ 2, "Ngựa con" nói lên những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ mà chú sẽ "phi" tới. Sẽ tới miền trung du qua ngọn "gió xanh". Sẽ tới vùng đất đỏ qua ngọn "gió hồng". Sẽ vượt qua những triền núi đá "mấp mô” chốn đại ngàn qua ngọn "gió đen". Và con sẽ mang về dâng mẹ hiền "Ngọn gió của trăm miền" ở bốn phương trời với bao hương vị, ở "trên những cánh đồng hoa".

Có "Lóa màu trắng hoa mơ - Trang giấy nguyên chưa viết”.

Có "Mùi hoa huệ ngạt ngào" mà con không thế "ôm hết".

Và còn có:

"Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại".

Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường.

Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của "Ngựa con". Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ:

"Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường".

Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.

"Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp



 

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
LH
8 tháng 2 2022 lúc 9:33

Tham khảo :

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

 

- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...

+ Người chơi:

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

- Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế...

Tán bàng nghiêng bóng xanh...

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 2 2022 lúc 9:34

Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com

 

1. Mở bài

Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

        VDO.AI

Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.

Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

b. Thuyết minh chi tiết

Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.

Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.

Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.

Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.

 

Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.

c. Yêu cầu của trò chơi

Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.

d. Tác dụng của trò chơi

Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
DT
11 tháng 8 2023 lúc 11:25

Cách làm:

Số học sinh thích cả hai trò chơi = Số học sinh thích bóng rổ + Số học sinh thích bóng chuyền - Số học sinh thích ít nhất một trò chơi.

Theo đề bài, có 29 học sinh thích bóng rổ và 28 học sinh thích bóng chuyền. Vì mỗi học sinh phải chọn ít nhất 1 trò chơi, nên số học sinh thích ít nhất một trò chơi là tổng số học sinh lớp 5, tức là 42.

Áp dụng công thức trên, ta có:

Số học sinh thích cả hai trò chơi = 29 + 28 - 42 = 15.

Vậy có 15 học sinh thích cả hai trò chơi

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
PA
1 tháng 1 2016 lúc 10:24

BẠN LÀ NGƯỜI CHƠI TRƯỚC THÌ SẼ LUÔN LUÔN THẮNG

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
PA
1 tháng 1 2016 lúc 10:09

số các số là lẻ nên chỉ càn bạn là người nói trước thì luôn luôn thắng

Bình luận (0)
HT
1 tháng 1 2016 lúc 10:21

Vì 21 là bội của 3 nên người nói thứ 2 luôn có khả năng thắng cao hơn

Chỉ cần các số ta đọ kết thúc bằng 1 bội của 3 thì Ôkê, thử đi

VD: a đọc 1

b là 2,3

a đọc 4,5 

 b đọc 6

Bình luận (0)