Những câu hỏi liên quan
TV
Xem chi tiết
H24
15 tháng 2 2022 lúc 20:30

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Thời gian là vàng”.

(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Thời gian là vàng: đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian.

b. Phân tích

• Nguyên nhân của việc tiết kiệm thời gian

Thời gian tuy vô hạn nhưng cuộc sống của con người hữu hạn, mỗi người chỉ có thời gian nhất định, nếu muốn làm được nhiều việc thì chúng ta phải cố gắng.

Thời gian qua đi thì sẽ không lấy lại được, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá và để lại sự hối tiếc cho chính bản thân mình về sau.

Nếu lãng phí thời gian, chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến người khác.

• Lợi ích của việc tiết kiệm thời gian

Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân mình và xã hội.

Khi chúng ta biết nắm bắt thời gian thì sẽ không phải hối tiếc về sau này.

Việc quý trọng thời gian của bản thân mình sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho việc tiết kiệm và biết sử dụng thời gian hợp lí trong bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Thời gian là vàng” đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Thời gian là vàng”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vàng: thứ kim loại quý giá mà con người dùng để tích trữ, dùng làm tài sản cho bản thân mình, người nào có càng nhiều vàng càng chứng tỏ tiềm năng kinh tế vững chắc của họ.

Câu nói đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian.

b. Phân tích

Một ngày có 24 tiếng và quỹ thời gian của mỗi con người như nhau, khi thời gian trôi đi thì sẽ không lấy lại được, chính vì thế, chúng ta phải biết trân trọng thời gian, cố gắng làm việc, học tập, trau dồi để hoàn thiện bản thân.

Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân mình và xã hội, đồng thời không bỏ lỡ những cơ hội tốt, quý giá trước mắt.

Người biết quý trọng thời gian là người yêu cuộc sống, biết sống có ích đồng thời họ cũng là những người biết trân trọng thời gian của người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho việc tiết kiệm và biết sử dụng thời gian hợp lí trong bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

e. Bài học

Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải biết dành quỹ thời gian của mình cho việc học, ưu tiên việc học và phát triển bản thân hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dành thời gian cho những người thân yêu và theo đuổi những sở thích, đam mê riêng của bản thân,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Thời gian là vàng”.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàngNghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 1

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay, nhiều ý nghĩa, một trong số đó phải nhắc đến chính là câu: “Thời gian là vàng”. Vàng vốn là một thứ kim loại quý giá mà con người dùng để tích trữ, dùng làm tài sản cho bản thân mình, người nào có càng nhiều vàng càng chứng tỏ tiềm năng kinh tế vững chắc của họ. Ông cha ta so sánh thời gian với vàng nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. Một ngày có 24 tiếng và quỹ thời gian của mỗi con người như nhau, khi thời gian trôi đi thì sẽ không lấy lại được, chính vì thế, chúng ta phải biết trân trọng thời gian, cố gắng làm việc, học tập, trau dồi để hoàn thiện bản thân. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân mình và xã hội, đồng thời không bỏ lỡ những cơ hội tốt, quý giá trước mắt. Người biết quý trọng thời gian là người yêu cuộc sống, biết sống có ích đồng thời họ cũng là những người biết trân trọng thời gian của người khác. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải biết dành quỹ thời gian của mình cho việc học, ưu tiên việc học và phát triển bản thân hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần dành thời gian cho những người thân yêu và theo đuổi những sở thích, đam mê riêng của bản thân,… Thời gian tuy vô hạn nhưng cũng hữu hạn, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng thời gian mỗi ngày và sống có ích cho xã hội.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 2

Người ta vẫn thường nói rằng “Thời gian là vàng”. Quả thực đúng như vậy, thời gian với vũ trụ tuần hoàn, còn đối với con người lại một đi không trở lại. Bởi vậy nó vô cùng quý giá đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu tục ngữ trên dường như cũng đã thật khéo léo để muốn nói thì giờ được so sánh như vàng bạc. Thời gian cứ luôn vận động mải miết không chờ một ai và cũng không đợi một ai. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được sống, được hoạt động là duy nhất trên cõi đời này, sẽ không bao giờ lấy lại được. Thời gian giúp ta ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giông tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn, chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành. Thời gian còn giúp xóa đi những hận thù, làm nhòa đi những ân oán. Thời gian là liều thuốc tốt nhất giúp ta cân bằng lại cuộc sống sau những khổ đau và mất mát. Không chỉ vậy, thời gian còn có ý nghĩa khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để trang hoàng lên bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền, nhưng thời gian trôi đi bạn sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Chẳng một ai còn nhớ đến bạn. Nhưng đối với con người có ý chí, nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Nếu chúng ta không biết vận dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả, ta sẽ cảm thấy cuộc đời nàyư không có ý nghĩa. Ở lứa tuổi học sinh hãy biết sắp xếp phân chia thời gian ra thật khoa học. Khi có thời gian, bảng biểu những công việc làm khoa học thì chắc chắn rằng chính bản thân chúng ta đã tiết kiệm được thời gian cho mình. Học, chơi, ăn, ngủ đúng đắn sẽ giúp cho sức khỏe tốt và hiệu quả công việc cũng được đẩy cao hơn rất nhiều. Chúng ta nên cần phải tạo nên cho mình những khoảng thời gian thật có giá trị, ý nghĩa. Chính những điều đó không chỉ để lại cho chúng ta thêm kinh nghiệm sống quý báu mà còn giúp ta làm nên những điều mang lại nhiều ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 3

Tài nguyên lớn nhất và có giá trị nhất của con người chính là thời gian. Bởi thế, không có sự tiết kiệm nào ý nghĩa bằng việc tiết kiệm thời gian. Để răn dạy con người tiết kiệm thời gian, ông cha ta đã viết nên câu tục ngữ “thời gian là vàng”. Tiết kiệm thời gian là sử dụng thời gian cho những công việc mang lại ý nghĩa chân thực trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta và cho người khác. Tiết kiệm thời gian là không phung phí thời gian cho những công việc vô nghĩa, không mang lại lợi ích gì. Thời gian là vô giá. Không có gì có thể đánh đổi được thời gian trong cuộc đời bạn. Tiết kiệm thời gian và dùng nó để tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân và cho cuộc sống. Con người ai cũng có giới hạn của họ và họ đều cần có những phút giây nghỉ ngơi để có thể bắt đầu làm việc một cách thoải mái và hiệu quả nhất. Đừng sống bằng cuộc đời của người khác trong khi bạn không có đủ thời gian cho chính mình. Đừng cố thực hiện theo những giáo điều vốn đã cũ kĩ, lạc hậu và không còn giá trị nào nữa. Đừng sống bằng quá khứ huy hoàng khi bạn có thể tạo ra một tương lai tốt hơn. Đừng để những âm thanh cao giọng, hồ đồ lấn át giọng nói của bạn đi. Hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Chính thời gian và lòng tin của chính bạn mới là nguồn sức mạnh tạo ra mọi thứ bạn muốn. Thời gian là vàng bạc, là giá trị không thể đánh đổi được, chúng ta phải luôn biết tiết kiệm nó. Người nào đang lãng phí thời gian tức là họ chưa sống cuộc sống đích thực. Lãng phí thời gian chính là sự lãng phí lớn nhất của con người. Bởi thế, tiết kiệm thời gian là một nhiệm vụ cần được thực hiện ngay nếu ta còn mong muốn xây dựng một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 4

Mỗi con người sinh ra, lớn lên và mất đi như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tốt, thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những gì đã qua. Để sống được trọn vẹn cuộc sống của mình, trước hết ta cần hiểu và trân trọng những giá trị của thời gian cũng như hiểu được câu tục ngữ “Thời gian là vàng”.

Thời gian là vàng chính là đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. Mỗi người chỉ có một quỹ thời gian nhất định, chúng ta cần phải trân trọng quỹ thời gian của chính mình. Mỗi ngày chỉ có hai mươi tư giờ, người biết quý trọng thời gian sẽ làm được nhiều việc có ích hơn trong khoảng thời gian đó so với người không trân trọng thời gian, từ đó tạo ra nhiều giá trị, lợi ích hơn cho xã hội.

 

Bài nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng

 

Thời gian tuy vô hạn nhưng cuộc sống của con người hữu hạn, mỗi người chỉ có thời gian nhất định, nếu muốn làm được nhiều việc thì chúng ta phải cố gắng. Một điều mà ai cũng nhận ra đó là khi thời gian qua đi thì sẽ không lấy lại được, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá và để lại sự hối tiếc cho chính bản thân mình về sau. Hơn nữa việc lãng phí thời gian, chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến người khác, có khi là cả một tập thể, một xã hội thu nhỏ. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội và sẽ không phải hối tiếc về sau này. Việc quý trọng thời gian của bản thân mình sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác, thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa biết quý trọng thời gian của chính mình cũng như của người khác, lãng phí thời gian vào những việc làm vô ích, bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu. Lại có những người nhận thức được tầm quan trọng của thời gian nhưng chưa biết cách tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

Mỗi người để sống được trọn vẹn cuộc đời của mình cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Một trong những nhân tố quyết định chính là thời gian, chính vì vậy hãy trân trọng thời gian của bản thân cũng như của người khác ngay từ hôm nay.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 5

Thời gian là gì? Có rất nhiều định nghĩa về thời gian và đã có ý kiến cho rằng: "Thời gian là vàng"? Vậy điều này là đúng hay sai? Theo tôi, ý kiến đó là hoàn toàn đúng. Các bạn thấy đấy, thời gian là một thứ không thể mua được bằng tiền và một khi thời gian đã qua đi là nó không bao giờ trở lại. Thế nên chúng ta phải biết trân trọng thời gian. Đã có rất nhiều người biết trân trọng và sử dụng hợp lí thời gian. Bằng cách họ đã lập thời gian biểu để làm việc, để kiếm sống, để thời gian không trôi qua đi một cách vô nghĩa. Nhưng có những người chỉ biết lãng phí thời gian, cứ để thời gian trôi qua đi thậm chí không biết được tầm quan trọng của thời gian để rồi hối không kịp. Thật là đáng buồn. Thời gian - một thứ vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Thời gian - là thứ mà con người muốn chiếm hữu nhưng không bao giờ được. Mỗi ngày trôi qua đi là mỗi ngày chúng ta có được bà học mới, mỗi ngày trôi qua đi là mỗi ngày để lại trong chúng ta biết bao niềm vui và cũng biết bao nuối tiếc, nỗi buồn, nước mắt vì không đạt được thành công. Chính vì vậy, mỗi bạn phải xác định được cho mình tầm quan trọng của thời gian và hãy sống sao cho thời gian không trôi đi một cách vô nghĩa!

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 6

Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như li nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ "Thời gian là vàng ".

Thời gian mang lại cho chúng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì? Vì sao lại nói thời gian là vàng? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,... Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức,... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.

Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 7

Hiện nay rất nhiều người chưa biết cách sử dụng thời gian đúng đắn, phù hợp vì vậy để phản ánh thực trạng này có ý kiến cho rằng "thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá". Trước hết ta thấy thời gian quý giá như vàng nhưng thời gian lại không mua được nên thời gian là vô giá. Thời gian là vô hình khó nắm bắt không thể mua được. Mất đi rồi không lấy lại được và cũng không thể mua được bằng tiền. Ý cả câu muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian. Thời gian là vàng vì thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ,... nó luôn luôn chảy trôi và một đi không trở lại. Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người. Thời gian là vô giá bởi nó giúp con người biết trân trọng nó, sử dụng nó một cách hợp lí để đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian chính là báu vật của cuộc sống. Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua. Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày, trân trọng từng phút giây.

Nghị luận xã hội về câu nói thời gian là vàng - Bài làm 8

Mỗi người trong chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian. Thời gian là gì? Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng giây phút, ta không thể nhìn hay chạm vào, mà chỉ cảm nhận bằng sự thay đổi của sự vật xung quanh mình. Thời gian là vàng, thời gian được xem là một trong những thứ có giá trị nhất trong cuộc đời mỗi người, vì thời gian trôi qua không bao giờ trở lại. Mỗi con người chúng ta chỉ được sống trong một khoảng thời gian nhất định nên hãy biết quý trọng thời gian. Nếu biết tận dụng tốt thời gian sẽ khiến giá trị của bạn tăng lên: trưởng thành, hiểu biết… Đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích. Tôn trọng thời gian không có nghĩa là sống gấp, sống vội mà phải tận dũng phù hợp với công việc hoàn cảnh, sống hết mình, cống hiến cho đời. Nhưng ngày nay vẫn còn rất nhiều người không biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào những việc vô bổ, thật đáng chê trách.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
H24

Nguyễn Chích

Bình luận (0)
DD
6 tháng 11 2021 lúc 11:06

Nguyễn Chích bạn ơi

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DD
10 tháng 1 2022 lúc 21:19

để thể hiện lòng nhân hậu, khoan dung, độ lượng của Lê Lợi dành cho quân Minh

Bình luận (2)
TT
10 tháng 1 2022 lúc 21:20

Tham khảo:

+Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét+ Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước.=> Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.  
Bình luận (0)
LM
10 tháng 1 2022 lúc 21:21

- Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân minh vì:

+ Lực lượng quân ta và quân địch chênh lệch nhau: Quân ta ít và yếu, quân Minh đông và mạnh

+ Nghĩa quân thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét; phải giết cả voi, ngựa để nuôi quân

+ Có thêm thời gian củng cố lực lượng

Bình luận (0)
O1
Xem chi tiết
DB
24 tháng 7 2021 lúc 9:12

Tham Khảo:

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sai như cai lệ và người nhà lí trưởng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm liệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đấm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗi khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đã cứu được chồng. Ấy thế mà anh Dậu vừa run rẩy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mai và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cai lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đựng an phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chị đến chân tường, chị cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lo chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nói hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có giá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã leo lên đến lưng cọp. Nghe anh Dậu can, chị càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

 

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Bình luận (0)
MN
24 tháng 7 2021 lúc 9:12

Tham Khảo !

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cần phân tích

- Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc viết về đề tài ngươi nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Những tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao, vừa giàu giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật viết truyện. Trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trong tiểu thuyết " Tắt đèn", nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác 

- Tác phẩm "Tắt dèn" viết năm 1936, xã hội bấy giờ là thực dân nửa phong kiến, người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Đời sống nhân dân đói khổ, bần cùng, đất nước lầm than, nô lệ.

- Nhân vật chị Dậu đã góp một mảng màu chân thực vào hiện thực bấy giờ, đồng thời còn thể hiện chiều sâu tư tưởng và nhân đạo của nhà văn.

b. Phân tích nhân vật chị Dậu

* Số phận

- Có hoàn cảnh đáng thương.

- Là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế mà phải bán hết gánh khoai, ổ chó và đứa con gái là cái Tý cho ông Nghị Quế nhưng chỉ đủ nộp sưu cho chồng. Chú Hợi là anh ruột của anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng cũng không tránh khỏi nộp sưu. 

- Anh Dậu đang ốm nặng, bọn cường trói anh suốt ngay đêm sai tay chân vác anh về như cái xác chết rũ rượi. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị.

 

- Gánh nặng sưu thuế đã dồn người nông dân vào cuộc sống lầm than cơ cực. Đó là giai đoạn với bao nỗi kinh hoàng khi bọn thực dân phong kiến ra sức bóc lột nông dân với đủ mọi thứ thuế. Chị Dậu cũng như bao người nông dân bấy giờ là nạn nhân trong xã hội ấy.

* Phẩm chất

- Người vợ, ngươi mẹ giàu tinh yêu thương

- Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Khi chồng ốm, trước hàng loạt những tiếng trống thúc thuế, chị vẩn khẩn khoản, thiết tha mời chồng: " Thầy em cố gắng ngôi dạy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Hành động ấy chứa đựng biết bao tình yêu thương vỗ về.

- Dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng 

- Bán đi đứa con minh đứt ruột đẻ ra, lòng người mẹ nào không đau cho được. Lòng chị chắc hẳn luôn quặn thắt luôn nhói đau.

- Người phụ nữ đúng mực có cương có nhu

- Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại

Tên cai vệ " Dựt phăt dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình". Tức nươc vỡ bờ, để bảo về chồng cũng như nhân phẩm chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ chỗ nhún mình chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất.Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhao ra thềm. Chị nói " Thà ngôi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Con giun xéo mãi cũng quằn, bị dồn tới bước đường cùng người nông dân phải tự giải thoát cho mình.

c. Đánh giá

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng vốn từ ngữ giàu có sinh động, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, qua đó thể hiện chiều sâu nhân đạo cũng như triết lý: Có áp bức thì sẽ có đấu tranh.

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về nhân vật.

- Chị Dậu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Qua đó ta thêm hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ đồng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Bình luận (0)
NP
24 tháng 7 2021 lúc 9:13

Tham khảo: 

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sai như cai lệ và người nhà lí trưởng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm liệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đấm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗi khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đã cứu được chồng. Ấy thế mà anh Dậu vừa run rẩy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mai và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cai lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

 

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đựng an phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chị đến chân tường, chị cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lo chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

 

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nói hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có giá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã leo lên đến lưng cọp. Nghe anh Dậu can, chị càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

 

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Bình luận (2)
HD
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
DX
27 tháng 4 2021 lúc 18:00

THAM KHẢO!

Đi bộ là một hoạt động thể chất rất có lợi cho sức khỏe. Chạy bộ đều đặn, thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên thon gọn, cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh. Không chỉ dáng người mà cả làn da cũng sẽ mịn màng, bóng khỏe và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, chạy bộ còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng và giảm bệnh tật hiệu quả. Thật vui sướng làm sao khi cảm nhận cơ thể ta khỏa khoắn, linh hoạt hơn mỗi ngày nhờ đi bộ. 

Bình luận (1)
PQ
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
3T
Xem chi tiết
H24
22 tháng 3 2022 lúc 9:59

Tham khảo:

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố.

 

Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặt giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn. Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt? Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt? Nước không sạch, con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta - nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông, cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực. Mọi người đến để thư giãn, hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ, nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống, bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm, mất mĩ quan cả dòng sông. Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su, khi có một người nào đó vô tình ngồi lên thì việc gì sẽ xảy ra? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu. Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó, chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác. Ngày nay, đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết - căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người. Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông. Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa. Như đã kể ở trên, xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi. Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua. Tệ hại hơn, đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ, ao. Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao, hồ này sẽ chảy ra sông - nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gia đình. Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng. Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước. Chúng khiến cho cống không thoát được nước. Vào những ngày mưa lớn, do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả, nước tràn khắp đường phố, cản trở giao thông. Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà. Nhìn cảnh tượng ấy, em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất.

 

Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều. Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao !

Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông. Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện. Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác, cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam. Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài. Khi đi ngang qua một ngôi trường, nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường, họ lắc đầu và đi về phía khác. Vừa đi, những người khách vừa trò chuyện. Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ: “Người Việt Nam là thế sao ?”. Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề, thật xấu hổ. Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ rơi kia không được phát một cách bừa bãi, cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy.

Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi. Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo. Của người thì thả cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.

 

Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân.

Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Mặt khác, nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi, nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh - sạch - đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Nhận thức của người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng. Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt. Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển, một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát, làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội. Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người. Bằng nhiều hình thức như áp phích, panô, các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình, những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai, tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân. Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên.

 

Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao. Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài. Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào, người thân không ốm đau, láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước không cho phép người dân cứ tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp, giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu, trong nhà hay ngoài ngõ, trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người, để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập cùng với bạn bè ở bốn phương. Thiết nghĩ, cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước. Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người, đừng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người. Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em - những học sinh - người chủ nhân tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn.

Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh - sạch - đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

Bình luận (0)