Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
NH
9 tháng 3 2016 lúc 10:48

Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại là:

- Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.

- Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thau đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

* Bài học kinh nghiệm:

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

Bình luận (0)
TT
10 tháng 8 2017 lúc 19:40

Con chó có tính là 1 people ôn dạ??

Bình luận (0)
CG
Xem chi tiết
BT
15 tháng 9 2016 lúc 18:52

bài học :

Bài học quan trọng nhất là phải luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; xác định đúng, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; có cách nhìn đúng đắn, linh hoạt về đối tượng và đối tác trong bối cảnh mới.

Bài học về thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại: Điều này chỉ có thể có được bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, mà nổi bật là nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù". Quá trình đổi mới tư duy phải luôn gắn chặt với hoàn cảnh thực tế, yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết của đất nước, trên quan điểm nhìn nhận Việt Nam là một bộ phận của thế giới, có sự gắn bó, tác động qua lại mật thiết với thế giới bên ngoài. Đổi mới tư duy đối ngoại thể hiện ở cách nhìn nhận, tiếp cận mới khi đánh giá, dự báo tình hình thế giới, xu thế của thế giới, thời đại.

Bài học về công tác lý luận, nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình: 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TH
25 tháng 3 2023 lúc 10:40

1.Chiến sự gia đình năm 1859 là một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của đất nước. Vào năm 1858, thực dân Pháp đưa quân đội tấn công và chiếm được các hải cảng miền Nam Việt Nam. Điều này khiến vua Gia Định, võ tướng Trương Định và đứng đầu là gia đình Nguyễn Nhất Trí phải khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến của các tướng quân này đã tiếp tục chiến đấu làm Pháp tiếp tục thất bại và tổn thất nguồn lực.

 

2.Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ bùng nổ từ năm 1858 đến năm 1873. Nhân dân các tỉnh Nam Kỳ đã chống lại các cuộc xâm lược lược của dân thực Pháp bằng nhiều thức khác nhau. Cụ thể, nhân dân đã thực hiện:

Thực hiện cuộc khởi nghĩa của Trương Định và gia đình Nguyễn, một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam Kỳ.Thực hiện các chiến dịch phá hoại, truy kích và tiêu diệt các đội quân xâm lược của Pháp.Tổ chức kháng chiến dưới hình thức du kích và tế bào của mình, tiến hành những cuộc chiến không kích bất ngờ để làm tăng sự sợ hãi của quân địch.Thiết lập các khu vực tự trị như Lương Sơn, Sóc Sơn, Ninh Xá, chống lại chính sách áp bức của Pháp.

Những nỗ lực ấy đã giúp nhân dân Nam Kỳ củng cố sức mạnh đấu tranh và đẩy Pháp ra khỏi đất nước.

 

3.Hiệp ước Hác Mãng là một hiệp ước ký kết giữa Pháp và triều đình Việt Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1883. Những nội dung cơ bản của hiệp ước này bao gồm:

Việt Nam thừa nhận quyền thống trị của Pháp ở miền Bắc Việt Nam.Việt Nam cam kết trả lại toàn bộ binh chủng và cho phép Pháp xây dựng các cơ sở quân sự tại các cảng biển lớn.Việt Nam phải đóng thuế và phải thực hiện chính sách ngoại giao theo chỉ đạo của Pháp.Pháp có quyền kiểm soát thương mại với Việt Nam và được thông qua không gian đường sắt và đường thủy trên đất Việt Nam.Việt Nam phải trả cho Pháp khoản tiền bồi thường và phí tổ chức quân sự.

Hiệp ước Hác Mãng đã mang đến cho Pháp quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam, mở đường cho sự xâm lược và khai thác của Pháp, là nguồn hứng khởi cho các cuộc tranh giành độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 18:20

Tham khảo
loading...

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
13 tháng 8 2023 lúc 16:51

Tham Khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. (ảnh 1)

Bình luận (0)
H24
13 tháng 8 2023 lúc 14:13

Sơ đồ tham khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.

 
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
28 tháng 2 2017 lúc 9:14

Đáp án B

- Trong Cách mạng tháng Mười năm 1917, thực hiện đường lối của Luận cương tháng Tư, tổ chức đảng ở các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, nhằm tạo nên một đội quân chính trị vững mạnh, lật đổ giai cấp tư sản, cô lập và đánh bại các đảng thỏa hiệp; đồng thời, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chính trị và tiến hành bạo lực vũ trang giành chính quyền.

- Từ diễn tiến của cách mạng tháng Mười đã để lại bài học về khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền cho Việt Nam. Việt Nam trong cách mạng tháng Tám cũng đã vận động, tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng lưc lượng vũ trang hỗ trợ cho lực lượng chính trị. Đồng thời sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền. Thông qua đó, giành chính quyền trong cả nước, lật đổ ách thông trị của thực dân Pháp và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bình luận (0)