Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 12 2018 lúc 4:40

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
KD
17 tháng 3 2021 lúc 19:59

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Bác không ngủ với lời giải thích “Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh”. Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ vì lo việc nước nhà, vì Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân dân, Tổ Quốc. Khi bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
NC
17 tháng 3 2021 lúc 20:01

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
DH
18 tháng 3 2019 lúc 17:54

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”.

           Bức thứ nhất thật thi vị :
                          Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
                         Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. 
   Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
                        Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

                        Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
           Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
                        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
                        Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương .
            Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
                        Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
                        Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
                        Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực giống hệt sắc máu lênh láng. Trong chốn thảo hoa không tên tuổi ấy dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối trong tư thế gục ngã, lênh láng máu. Dưới con mắt mắt ngạo mạn và khing bỉ của con mãnh thú, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia củng chỉ là những mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ  mà mặt trời cũng phải dần lùi bước. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy.

Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

         

Bình luận (0)
HG
Xem chi tiết
JA
26 tháng 2 2016 lúc 20:59

Qua các bài tơ của Bác đã chứng tỏ Bác đã nhiều đêm ko ngủ. Một lí do nữa là do Bác lo cho dân cho nước nên ko ngủ là dễ hiểu

 

Bình luận (0)
QX
26 tháng 2 2016 lúc 21:29

bốn câu thơ cuối mang tính khái quát rất cao. qua những câu thơ này, hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi. câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc lại như một điệp khúc có ý nghĩa nhấn mạnh. nhưng điều đáng nói hơn là cách tạo tương quan của tác giả. không ngủ là điều trái với bình thường. nhưng đặt trong văn cảnh này, anh chiến sĩ nhận ra một lôgic khác: đó là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác. cách cắt nghĩa lí do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác: Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh. đó là cái thường tình vĩ đại, cái thường tình của một bậc "đại trí - đại nhân - đại dũng". không chỉ nhân dân ta mà nhân dan Thế giới đều coi Hồ Chí Minh là một huyền thoại. huyền thoại ấy trước hết là huyền thoại về một tình yêu lớn. huyền thoại ấy vừa cao cả vừa rất gần gũi, thấm vào từng hoạt động, từng lời nói, từng cái nhìn trìu mến của người.

Bình luận (0)
TM
26 tháng 2 2016 lúc 21:48

bốn câu thơ ở đoạn kết trên mang tính mở rộng rất cao , qua những câu thơ ấy , hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất vĩ đại nhưng lại gần gũi vô cùng . câu thơ Đêm nay Bác không ngủ có hàm ý nhấn mạnh ý nghĩa . Nhưng có lẽ tác giả đã muốn tạo nên một điểm tương quan . việc không ngủ là việc không bình thường , nhưng theo anh chiến sĩ , việc không ngủ quá đỗi bình thường so với cả cuộc đời của Bác . còn câu thơ cuối : Vì một lẽ thường tình , Bác là Hồ Chí Minh . dường như đó là cái thường tình lớn lao , hết sức vĩ đại của một bậc "đại trí" , một vị lãnh tụ - người chèo lái con thuyền cách mạng - Hồ Chí Minh , không chỉ Việt Nam mà cả toàn thế giới đều coi Hồ Chí Minh là một huyền thoại muôn đời , và dĩ nhiên , việc huyền thoại ấy , không ngủ , lo cho nước cho dân , thương dân ....  mặc cho cái lạnh tê tái , cái lạnh thấu xương , vẫn là một lẽ thường tình.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
CI
Xem chi tiết
GA
Xem chi tiết
HD
27 tháng 11 2016 lúc 19:58

Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.

+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.

+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.

=> Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải thuỷ chung với quá khứ.

Bình luận (2)
PH
29 tháng 11 2016 lúc 13:06

Theo em, tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ "Ánh trăng" ( Nguyễn Duy) là:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kẻ chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.

Bình luận (0)
PH
29 tháng 11 2016 lúc 13:08

b, Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.

Bình luận (1)
MT
Xem chi tiết
NS
28 tháng 6 2020 lúc 17:16

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Nhà thơ Minh Huệ viết như vậy nhằm khẳng định việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình .Bác không ngủ không chỉ trong đêm nay mà là ''lẽ thường tình'' , Bác đã không ngủ rất nhiều đêm , Bác không ngủ vì lo cho  dân  , Bác không ngủ vì lo việc nước , Bác không ngủ vì Bác là ''Hồ Chí Minh''.Qua đó ,  chúng ta thấy được lẽ sống vĩ đại , cao cả của Bác : ''nâng niu tất cả chỉ quên mình''.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
QL
28 tháng 9 2023 lúc 10:03

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

Bình luận (0)