Những câu hỏi liên quan
LH
Xem chi tiết
TL
13 tháng 3 2021 lúc 19:48

Khí hậu :

 

+Có gần đủ các kiểu phân hó trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.

 

+Khí hậu phân hóa theo chiều bắc, nam, đông, tây và từ thấp lên cao.

 

-Giải thích:

 

+Vì các kiểu khí hậu cảnh quan ở mỗi khu vực có mỗi đặc điểm thay đổi theo mùa và lượng mưa cân bằng từ B đến N, từ chân núi đến miền núi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HB
28 tháng 2 2018 lúc 20:06

c6

NAM VÀ TRUNG MĨ:

+nông nghiệp:còn nhiều lac hậu , mang tính chất độc canh, phụ thuộc vào nước ngaoif nhiều

+công nhiệp:phất triển chậm hơn so vs kinh tế bắc mĩ, 

+khái thác khoáng sãn phất triển mạnh(do tư bản nước ngoài )

dịch vụ; kem phất triển

c5

- Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình từ Tây sang Đông

- Phía Tây: miền núi trẻ An- det cao đồ sộ nhất châu Mĩ( từ 3000-5000)

-Ở giữa: là đồng bằng rộng lớn, lớn nhất là đồng bằng A-ma-dôn

-Phía đông: là sơn nguyên lốn nhất là Bra-xin

Trung Mĩ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
+ Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
– Khí hậu, Thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.

c4

Bắc Mĩ;

+nông nghiệp:áp dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến

+số lượng lao đong ít sản xuất ra khối lượng lớn( để xuất khẩu) 

+công nghiệp: có gần đủ tất cả các nghành , gồm công ngiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại

+dịch vụ:phát triển mạnh mẽ

MK KO CHẮC ĐÚNG ĐÂU , THAM KHẢO

Bình luận (0)
HB
28 tháng 2 2018 lúc 18:40

c1

Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này. 
Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai. 
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut. 
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia. 
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi. 
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. 
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông 
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ. 
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen. 
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ. 
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.

c2

 Địa hình Bắc Mĩ: 
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ. 
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam. 
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat. 
còn nếu so sánh với nam mĩ thì: 
♥ Địa hình Nam Mĩ: 
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ. 
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên. 
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.

c3

- Dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven Đại Tây Dương xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương. 
- Nguyên nhân: các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì. 

Bình luận (0)
H24
28 tháng 2 2018 lúc 18:45

c4 , c5 , c6 :  đâu bạn ơi

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết

THAM KHẢO

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.

 
Bình luận (1)
KS
23 tháng 3 2022 lúc 17:35

tham khảo

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
TL
13 tháng 3 2021 lúc 18:26

BẮC MĨ 

Đặc điểm địa hình:

 

- Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

 

 +) Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.

 

 +) Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.

 

 +) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.

 

Khí hậu:

 

- Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80oB -> 15oB) vừa phân hóa theo chiều Tây – Đông (do địa hình ngăn cản gió của biển) và theo chiều cao.

Kinh tế 

 NN:

  +) Ngành NN tiên tiến, hiệu quả cao do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và điều kiện tự nhiên thuận lợi

  +) Hoa Kì và Canada là 2 nước có ngành NN phát triển nhất khu vực

 

  +) Phân bố NN cũng có sự phân hóa từ B -> N, từ T sang Đ

- CN:

  +) Nền CN hiên đại phát triển cao

  +) Sự phát triển công nghiệp của ba nước khác nhau

- Dịch vụ:

 

   +) Chiếm tỉ trọng nền kinh tế của 3 nước

 

Bình luận (0)
TL
13 tháng 3 2021 lúc 18:30

Địa hình Nam Mĩ 

Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

Bình luận (11)
VM
Xem chi tiết
TB
9 tháng 4 2020 lúc 12:31

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
9 tháng 4 2020 lúc 13:37

Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu kmvới hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ mdầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ mkhí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ mkhí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ mkhí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển. 

Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.

Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch...

Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BN
Xem chi tiết
KT
1 tháng 9 2019 lúc 8:54

Từ sự phát triển của kinh tế nước Mĩ nước ta có thể học tập được:

Chuyển dịch cơ cấu một cách mạnh mẽ, thiên về dịch vụ. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng đóng góp ít hơn vào nền kinh tế quốc dân, không chỉ riêng ở nước Mỹ. Thêm vào đó, các vụ phá sản, sáp nhập và lâm vào nợ nần triền miên càng khiến công nghiệp ngày càng bất ổn hơn cho mỗi nền kinh tế.

Tăng trưởng tỷ trọng dịch vụ chính là giải pháp cho các nền kinh tế trên toàn cầu, cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Nước nào vận dụng tốt hơn, chuyển biến nhanh hơn, như trường hợp của Mỹ, sẽ thành công.

Và ngay cả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Mỹ cũng đã bước đầu thành công trong việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng. Các nguồn năng lượng thay thế được nghiên cứu và phát triển, các công cụ và phương tiện được cải tiến theo hướng tiết kiệm xăng dầu đã ra đời hàng loạt...

Thông tin quản lý tốt hơn. Một thực tế là các nhà hoạch định chính sách chủ yếu trong nền kinh tế, từ Fed cho tới từng ông chủ doanh nghiệp ở Mỹ, đang ngày càng tỏ ra minh bạch và dễ dự báo hơn.

Vì thế, bao nhiêu lần tăng lãi suất của Fed đều được các nhà kinh tế và báo chí dự báo trước với độ chính xác lên tới từng ngày. Từ đầu năm người ta đã biết Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu lần và mỗi lần lên mấy điểm phần trăm.

Các doanh nghiệp cũng vậy: doanh thu, lợi nhuận và tất cả những biến động liên quan tới tình hình làm ăn của công ty đều được đưa lên mặt báo. Nhiều doanh nghiệp còn chủ động thông báo trực tiếp tới công chúng và những nhà đầu tư.Việc truyền tải thông tin tốt hơn, cải cách phương pháp quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp tiên tiến, minh bạch và dễ dự báo đã góp phần làm nền kinh tế này đi đúng hướng mà đa số mong muốn.

Thị trường linh hoạt hơn. Chính Giám đốc Fed, huyền thoại Alan Greenspan, đã hơn một lần nói thẳng rằng phá cách một vài quy tắc cũ của kinh tế thị trường là nhân tố cốt lõi giúp nền kinh tế Mỹ chịu đựng và vượt qua được các cú sốc lớn.

Chẳng hạn, về nguyên tắc, linh hoạt trên thị trường lao động đồng nghĩa với việc lao động nhàn rỗi sẽ xuất hiện khá nhiều, trái với mong muốn của giới chủ. Song về tổng thể, điều đó giúp tạo ra một lực lượng lao động lớn đủ sức đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn bất ngờ và giữ cho tình trạng thất nghiệp ở mức thấp. Những sự linh hoạt kiểu phá cách đó ít ai dám áp dụng cho đến nay, trừ Mỹ.

Không ngừng áp dụng các công cụ tài chính mới. Trong một bài phát biểu, ông Greenspan cho rằng việc áp dụng một số công cụ tài chính mới nhằm phân tán rủi ro đã tạo ra một hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và trơn tru hơn hệ thống được các nước coi là chuẩn đã tồn tại cả \(\frac{1}{4}\) thế kỷ qua.

Theo đó, các công cụ tài chính mới như Giao ước nợ phụ (Collaterized Debt Obligations), Tín dụng phái sinh (Credit & Climate Derivatives), Hệ thống đan xen tài chính (Netting Networks) và rất nhiều sáng kiến khác có thể làm thay đổi nền kinh tế. Các công cụ này đang đặt ra nhiều cơ hội nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm và doanh nghiệp.

Thế hệ những công cụ tài chính đầu tiên đã được phổ biến rộng khắp và hữu ích cho những nhà quản lý tài chính, những Giám đốc ngân hàng, hay các công ty bảo hiểm. Hầu hết các khái niệm, công cụ và sản phẩm đó đều đã được chính quyền Mỹ đơn giản hoá, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như năng lực của các mạng lưới ngân hàng. Chính điều này đã cho phép những nhà quản trị tài chính mở rộng mạng lưới và nâng cao thị phần.

Nâng cao năng suất lao động. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lực lượng lao động trong những năm gần đây đã cho phép nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mà không sợ lạm phát quá mức.

Bên cạnh đó, bằng những chương trình tổng thể và cụ thể, nước Mỹ đã nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng và bồi dưỡng trình độ đáng kể cho lực lượng lao động vốn đã được xếp vào hàng chuyên nghiệp nhất thế giới.

Một khi các phát minh mới liên tục ra đời cùng với việc năng suất lao động tăng cao, sẽ tạo ra tăng trưởng của từng doanh nghiệp, qua đó dẫn tới tăng trưởng kinh tế chung, là điều tất yếu.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
TL
24 tháng 6 2021 lúc 10:40

CHÂU MĨ 

Đặc điểm tự nhiên:

- Diện tích châu Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam

- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, tiếp giáp với: ĐTD, TBD, BBD

- Châu Mĩ có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới

KT-XH:

- Nền nông nghiệp tiên tiến

- Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

- Dịch vụ chiếm tỉ trong cao trong nền KT

CHÂU PHI

– Khí hậu khô nóng khắc nghiệt hần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc 

– Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh 

– Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức => hoang mạc hóa 

* Biện pháp: khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn 

b. Xã hội:

– Dân số tăng rất nhanh 

– Tuổi thọ rất thấp: 52 tuổi 

– Trình độ dân trí thấp.

– Chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật hoành hành (2/3 nhiễm HIV thế giới) 

– Có nhiều xung đột vũ trang,sắc tộc 

c. Kinh tế: 

– Nhiều nước nghèo.

– GDP/người thấp

– Cơ sở hạ tầng kém

– Nền kinh tế kém phát triển: tổng GDP chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu 

– Hiện nay nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực 

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

1. Dân cư

Mật độ dân số thấp nhất thế giớiDân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đềuĐông dân : Đông và Đông nam Ôxtrâylia, NiudilenThưa dân: ở các đảoTỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).Dân cư gồm hai thành phần chính:Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).Người bản địa khoảng 20% dân số.

=>Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa

2. Kinh tế

Kinh tế phát triển không đều giữa các nướcÔ–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Bình luận (0)
ST
Xem chi tiết
ST
21 tháng 12 2021 lúc 20:35

giúp mik với mik đang cần gấp

Bình luận (0)
MH
22 tháng 12 2021 lúc 4:50

Tham khảo

 

Châu Phi:

Vị trí địa lí

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.

+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.

=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

-  Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).

-  Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

-  Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.

Địa hình và khoáng sản

a) Địa hình

- Các dạng địa hình chính:

+ Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên.

Ví dụ: Dãy núi trẻ At-lat nằm ở tây bắc, dãy Đrê- ken-bec và các sơn nguyên cao nằm ở đông nam.

+ Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn.

+ Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên.

+ Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập trung ở ven biển.

- Hướng nghiêng: Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều Đông Nam – Tây Bắc.

b) Khoáng sản

- Giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát, dầu mỏ, khí đốt.

- Phân bố: tập trung trên các cao nguyên, bồn địa phía Nam; ven vịnh Ghi-nê và phía Bắc ven Địa Trung Hải.

Bình luận (0)
MH
22 tháng 12 2021 lúc 4:52

Tham khảo 

 

undefined

 

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 4 2022 lúc 16:19

tham khảo
 - Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.

- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 tiếp đến là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 11-50 người/ km2

- Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ( mật độ 51-100 người /km2), đặc biệt dải đất ben bờ từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương.Mật độ dân số trên 100 người/km2

- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.

- Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.

hía bắc Canada và bán đảo A-la-xca 

 

Bình luận (0)
TB
17 tháng 4 2022 lúc 16:21

1. Dặc điểm dân cư của Bắc Mĩ và Nam Mĩ:

– Người Anh-điên phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, và người Ê-xki-bô sống ở ven biển Bắc Băng Dương.

– Từ thế kỉ XVI, có thêm người gốc Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it và người Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít nhập cư vào châu Mĩ. Các chủng tộc hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.

– Có chủng tộc Môn-gô-lô-ít cổ, người Anh, người Pháp, người I-ta-li-a, người Đức, người Tây Ban Nha và chủng tộc Nê-grô-it. Có nhiều ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ Latinh, ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức,….

Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ và Nam Mĩ không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên.  

*Bắc Mĩ:

– Dân số tăng chậm, chủ yếu là tăng cơ giới. Mật độ dân số thấp, 20 người/km².

– 3/4 dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

– Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-da là nơi dân chưa thưa thớt nhất. Nhiều nơi không có người sinh sống.

– Phía tây, rong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư cũng thưa thới, chỉ dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương là mật độ cao hơn.

– Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ. 

– Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. 

*Nam Mĩ:

– Dân số tăng nhanh, chủ yếu là tăng tự nhiên.

– Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. Thưa thới ở các vùng nằm sâu trong nội địa.

– Có các đô thị tren 5 triệu dân như Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

2. Kinh tế Bắc Mĩ và Nam Mĩ:

*Bắc Mĩ:

>> Nông nghiệp:

– Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và trình độ khoa học kỉ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-da có tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Mĩ rất thấp nhưng khống lượng hàng hóa nông sản lại lớn. 

– Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất côn nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được niền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. 

– Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sảnh hàng đầu thế giớ. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

– Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế: nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường….

– Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung: lúa mì trông nhiều ở phía nam Ca-na-da và phía bắc Hoa Kì; phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới và cây ăn quả.

– Trên sơn nguyên Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc, người ta còn trồng ngô và các cây côn nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

>> Công nhiệp:

– Các nước Bắc Mĩ có nền côn nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, với đầy đủ các ngành chủ yếu, tập trung cao trong các công ti xuyên quốc gia. Công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp.

– Vào cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì phát triển mạnh các ngành truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hóa chất, dệt, thực phẩm,….; tập trung ở phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương. 

– Trong một thời gian dài, sản xuât công nghiệp ở Hoa Kì có những biến động lớn. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982), vành đai các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút dần và phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển.

– Trong khi đó, các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kỉ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợ, hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh và duyên hải Thái Bình Dương, làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”.

– Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-da là khai tháng khoáng sản, luyện kim, lọc dầu,…, chủ yếu phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

– Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô là khai tháng dầu khí và quặng kim loại, hóa dầu,…, tập trong ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

*Nam Mĩ:

>> Nông nghiệp:

– Có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. 

– Đại diền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân những sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảnh canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

– Tiểu điềm trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

– Ngoài ra, nhiều công ty tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

– Có ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

– Ngành trồng trọi ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh vì do lệ thuộc vào nước ngoài. Chủ yếu là cây công nghiệp hoặc cây ăn quả,… để xuất khẩu.

  + Các quốc gia ỏ eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà phê và đặc biệt là chuối.

  + Các quốc gia trên quần đảo Ăng-ti trồng cà phê, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía (Cu-ba).

  + Các quốc gia ở Nam Mĩ cũng trồng nhiều bông, chuối, ca cao, mía cây ăn quả cận nhiệt và đặc biệt là cà phê (Bra-xin, Cô-lôm-bi-a).

– Tuy vậy, nhiều nước vẫn phải nhập lương thực.

– Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò sửa, bò thịt phát triển với quy mô lớn, nhờ có nhiều đồng bằng cỏ rộng tươi tốt. Trên sườn núi Trung An-đet, người ta nuôi cừu lạc đà Lâm.

– Ở Pê-ru rất phát triển ngành cá biể, sản lượng cá vào bậc nhất thế giới.

>> Công nghiệp:

– Các nước công nghiệp mới như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la phát triển côn nghiệp tương đối toàn diện.

– Các ngành côn nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất,…

– Các nước ở khu vực An-đet và eo đất Trung Mĩ phát triển côn nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.

– Các nước ở vùng biển Ca-ri-bê chủ yếu phát triển công nghiệp sơ chế nông sản và chế biến thực  phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả….

chắc v

Bình luận (0)
NN
17 tháng 4 2022 lúc 16:29

1. Dặc điểm dân cư của Bắc Mĩ và Nam Mĩ:

– Người Anh-điên phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, và người Ê-xki-bô sống ở ven biển Bắc Băng Dương.

– Từ thế kỉ XVI, có thêm người gốc Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it và người Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít nhập cư vào châu Mĩ. Các chủng tộc hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.

– Có chủng tộc Môn-gô-lô-ít cổ, người Anh, người Pháp, người I-ta-li-a, người Đức, người Tây Ban Nha và chủng tộc Nê-grô-it. Có nhiều ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ Latinh, ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức,….

Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ và Nam Mĩ không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên.  

*Bắc Mĩ:

– Dân số tăng chậm, chủ yếu là tăng cơ giới. Mật độ dân số thấp, 20 người/km².

– 3/4 dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

– Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-da là nơi dân chưa thưa thớt nhất. Nhiều nơi không có người sinh sống.

– Phía tây, rong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư cũng thưa thới, chỉ dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương là mật độ cao hơn.

– Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ. 

– Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. 

*Nam Mĩ:

– Dân số tăng nhanh, chủ yếu là tăng tự nhiên.

– Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. Thưa thới ở các vùng nằm sâu trong nội địa.

– Có các đô thị tren 5 triệu dân như Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

2. Kinh tế Bắc Mĩ và Nam Mĩ:

*Bắc Mĩ:

>> Nông nghiệp:

– Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và trình độ khoa học kỉ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-da có tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Mĩ rất thấp nhưng khống lượng hàng hóa nông sản lại lớn. 

– Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất côn nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được niền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. 

– Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sảnh hàng đầu thế giớ. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

– Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế: nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường….

– Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung: lúa mì trông nhiều ở phía nam Ca-na-da và phía bắc Hoa Kì; phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới và cây ăn quả.

– Trên sơn nguyên Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc, người ta còn trồng ngô và các cây côn nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

>> Công nhiệp:

– Các nước Bắc Mĩ có nền côn nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, với đầy đủ các ngành chủ yếu, tập trung cao trong các công ti xuyên quốc gia. Công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp.

– Vào cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì phát triển mạnh các ngành truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hóa chất, dệt, thực phẩm,….; tập trung ở phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương. 

– Trong một thời gian dài, sản xuât công nghiệp ở Hoa Kì có những biến động lớn. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982), vành đai các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút dần và phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển.

– Trong khi đó, các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kỉ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợ, hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh và duyên hải Thái Bình Dương, làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”.

– Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-da là khai tháng khoáng sản, luyện kim, lọc dầu,…, chủ yếu phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

– Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô là khai tháng dầu khí và quặng kim loại, hóa dầu,…, tập trong ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

*Nam Mĩ:

>> Nông nghiệp:

– Có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang. 

– Đại diền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân những sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảnh canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

– Tiểu điềm trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

– Ngoài ra, nhiều công ty tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

– Có ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

– Ngành trồng trọi ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh vì do lệ thuộc vào nước ngoài. Chủ yếu là cây công nghiệp hoặc cây ăn quả,… để xuất khẩu.

  + Các quốc gia ỏ eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà phê và đặc biệt là chuối.

  + Các quốc gia trên quần đảo Ăng-ti trồng cà phê, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía (Cu-ba).

  + Các quốc gia ở Nam Mĩ cũng trồng nhiều bông, chuối, ca cao, mía cây ăn quả cận nhiệt và đặc biệt là cà phê (Bra-xin, Cô-lôm-bi-a).

– Tuy vậy, nhiều nước vẫn phải nhập lương thực.

– Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò sửa, bò thịt phát triển với quy mô lớn, nhờ có nhiều đồng bằng cỏ rộng tươi tốt. Trên sườn núi Trung An-đet, người ta nuôi cừu lạc đà Lâm.

– Ở Pê-ru rất phát triển ngành cá biể, sản lượng cá vào bậc nhất thế giới.

>> Công nghiệp:

– Các nước công nghiệp mới như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la phát triển côn nghiệp tương đối toàn diện.

– Các ngành côn nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất,…

– Các nước ở khu vực An-đet và eo đất Trung Mĩ phát triển côn nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.

– Các nước ở vùng biển Ca-ri-bê chủ yếu phát triển công nghiệp sơ chế nông sản và chế biến thực  phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả….

chắc v

Bình luận (0)