Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
AT
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
AZ
Xem chi tiết

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này để mang đến sự an lòng.

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BD
31 tháng 5 2021 lúc 9:35

Nghề Y luôn được xã hội coi trọng, tôn vinh

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.

Ở bất kỳ thời kỳ nào,

nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ

tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ mẫu”.

Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới.

Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.

Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QM
Xem chi tiết
BL
10 tháng 9 2021 lúc 15:50

chị google đâu ra tay đi :))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
10 tháng 9 2021 lúc 16:05

undefined OK ~ chưa nè ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BL
11 tháng 9 2021 lúc 16:41

google xuất chiêu thì sao mà đỡ nổi kkkkk

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
AT
8 tháng 8 2023 lúc 18:07

Tham khảo:

Đào hầm Địa đạo Củ Chi: Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hâm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguy trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm. Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chỉ đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiêu thẳng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Bình luận (0)
29
Xem chi tiết
TL
20 tháng 9 2023 lúc 18:39

Một số danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng và hình ảnh đặc biệt về thủ đô Hà Nội bao gồm: 1. Hồ Hoàn Kiếm: Hồ nằm giữa trung tâm thành phố, có cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của Hà Nội. 2. Chùa Một Cột: Là một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Chùa này có một ngọn đình duy nhất trên một cây cột đá. 3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Là một ngôi đền văn hóa lịch sử, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Đây là nơi tôn vinh các học giả và nhà văn của Việt Nam. 4. Tháp Rùa: Là một ngọn tháp nằm trên hòn đảo nhân tạo trong Hồ Hoàn Kiếm. Đây là biểu tượng của thành phố và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. 5. Cầu Long Biên: Là một cây cầu sắt nổi tiếng, xây dựng vào thế kỷ thứ 19. Cầu này có kiến trúc độc đáo và là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Trong số này, em ấn tượng nhất với hình ảnh của Hồ Hoàn Kiếm, với cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Hình ảnh này thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc, tạo nên một không gian yên bình và đẹp mắt giữa lòng thành phố.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NT
28 tháng 8 2023 lúc 11:55

Buổi trưa tuổi thơ của tôi luôn gắn liền với hình ảnh của mẹ nấu cơm trong căn bếp nhỏ. Mỗi khi mùi thơm của cơm nóng lan tỏa khắp nhà, tôi lại nhớ về một kỉ niệm đáng nhớ. Đó là lần tôi và anh trai chơi trốn tìm trong những cánh đồng lúa ngập tràn ánh nắng mặt trời. Khi mẹ gọi tên chúng tôi để trở về, tôi đã nói một câu cầu khiến: "Chỉ còn một chút nữa thôi, mẹ ơi!". Mẹ cười và chờ đợi chúng tôi trở về, trong khi tôi và anh trai cùng nhau chạy như bay trên những hàng lúa xanh mướt. Kỉ niệm ấy luôn là một phần đẹp nhất trong buổi trưa tuổi thơ của tôi, nơi mà tình yêu và niềm vui tràn đầy.

Bình luận (0)
NN
28 tháng 8 2023 lúc 11:57

Những buổi trưa tuổi thơ tôi là những kỷ niệm đáng nhớ. Một trong những lần đó là khi gia đình tôi tổ chức buổi picnic trên bãi biển vào một buổi trưa nắng đẹp. Cả gia đình cùng nhau tham gia trò chơi trên bãi cát và xây lâu đài cát thật cao. Những người trong gia đình tôi cười nhiệt tình khi ai đó phá hủy lâu đài của ai đó khác. Bữa trưa với bữa mì bánh mì thịt ngon lành và nước trái cây mát lành là một món quà thật tuyệt vời. Tung tăng chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời và cảm nhận hơi thở của biển, tất cả những điều đó gợi lại một kỉ niệm về buổi trưa đáng nhớ. Tôi luôn hoài niệm về những buổi trưa đáng nhớ của mình. Chúng ta cũng đã có những kỷ niệm không thể nào quên được!

Bình luận (0)
LA
28 tháng 8 2023 lúc 12:01

THAM KHAOR nha:

Dàn ý: (hơi ngắn biết bạn có nhận không)

1. Mở bài

Giới thiệu chung về kỉ niệm hồi thơ ấu sẽ kể.

2. Thân bài

Thời điểm, hoàn cảnh xảy ra kỷ niệm đó.Kể lại diễn biến của kỉ niệm đó.Bài học rút ra, ý nghĩa của kỉ niệm đã trải qua.

3. Kết bài

Cảm nhận của người viết về kỉ niệm đã kể.

Mẫu văn 1: 

Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ.

Trong gia đình, người tôi gắn bó nhất chính là ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Ông đã dạy cho chúng tôi rất nhiều bài học bổ ích. Và tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm đẹp về ông.

Trong kí ức của tôi, ông nội là một người rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn trong nhà luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Còn nhớ lúc đó, tôi thường chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Ông nói rằng: “Cây cối cũng giống như con người cần được chăm sóc”. Nhờ vậy, mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.

Không chỉ là chăm sóc cây trong vườn, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa. Một thời đã xa với những câu chuyện thật thú vị. Giờ đây, những kỉ niệm về ông chỉ còn lại trong kí ức. Nhưng tình cảm với ông vẫn còn mãi đây.

Những kỉ niệm thời thơ ấu cùng ông nội thật đẹp đẽ. Tôi tự hứa bản thân phải cố gắng học tập thật tốt, để ông sẽ luôn tự hào về đứa cháu của mình. Tôi rất yêu ông nội của mình.

Mẫu văn 2: 

Thời thơ ấu, mỗi người đều có rất nhiều những kỉ niệm đẹp đẽ. Đó là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống trong tương lai. Bản thân tôi cũng có những kỉ niệm như vậy.

Tôi sinh ra trong một gia đình rất hạnh phúc. Tôi luôn nhận được tình yêu thương từ mọi người thân trong gia đình. Nhưng người gắn bó nhất với tôi là anh trai. Năm nay, anh hai mươi tuổi. Là sinh viên đại học nên thỉnh thoảng cuối tuần anh mới được về thăm nhà.

Nếu nói đến học lực thì anh là một tấm gương điểm sáng để cho lũ trẻ em hàng xóm noi theo. Khi còn nhỏ, tôi thường theo anh đi chơi. Tuổi thơ của tôi đã rất vui vẻ khi có anh ở bên. Tôi còn nhớ nhất về một kỉ niệm khi tôi lên năm. Một lần, trên đường đi học về. Tôi bị một nhóm trẻ con trong xóm trêu chọc. Lúc đó, tôi chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han. Khi biết chuyện, anh đã hứa sẽ giúp tôi “trả thù”. Không biết anh đã nói gì, nhưng nhóm trẻ con trong xóm đã đến xin lỗi. Và từ đó trở đi, chúng không dám bắt nạt tôi nữa. Trong lòng tôi thầm khâm phục anh.

Nhiều lúc rảnh rỗi không phải đi học, anh thường đưa tôi đi ra đồng thả diều, câu cá, học bơi… Anh còn dạy tôi học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, tôi thấy nhớ anh. Nhớ những lúc anh nấu cơm dỗ tôi ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh dạy tôi học bài...

Những kỉ niệm thời thơ ấu khiến tôi cảm thấy nhớ mãi. Đối với tôi, anh trai chính là một người vô cùng quan trọng. Tôi mong rằng hai anh em sẽ luôn yêu thương nhau.

Mẫu văn 3: 

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DL
6 tháng 2 2023 lúc 17:58

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu người thân đó.

Thân đoạn:

- Thời gian, lý do câu chuyện đó diễn ra với người thân em.

+ Hành động của em, người thân em lúc đó?.

- Cảm xúc của em sau câu chuyện đó là gì?.

+ Suy nghĩ của em về người đó cho đến giờ?

Kết đoạn:

- Khẳng định lại ấn tượng sâu sắc người thân đó để lại cho mình.

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết