nêu cảm nghĩ của em về việc bé Vân An bị bạo hành
Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện.
tham khảo:
Em thấy cậu bé là một người rất tốt bụng và gan dạ. Để cứu người mà cậu không màng đến đến bản thân, chạy thật nhanh nhằm giúp người bị nạn có thể được cứu kịp thời.
Thời gian gần đây bố mẹ bạn An xảy ra mâu thuẫn, nhiều lúc bạn An bị bố quát mắng thậm chí bạo hành gây tổn thương đến bạn
a)Em có nhận xét gì về việc làm của bố bạn An
b)Nếu chứng kiến việc làm trên, em sẽ làm gì
a) em nhận xét bô bn an nếu xảy ra mâu thuẫn thì cũng không được bảo hành bn an .Vì như thế là trái quy định của pháp luật
b)em sẽ gọi chú cảnh sát và đưa bn an ở tạm nhà em vài hôm rồi đưa bạn ấy ra bà nội nhà bn
chúc bn học tốt nha
a) Việc của bố bạn An là sai vì:
- An không làm sai việc gì, chỉ vì mâu thuẫn giữa bố và mẹ mà bố mới đánh bạn, hơn nữa, việc làm của bố An là việc bạo lực gia đình, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thể xác của An bây giờ và cả sau này
b) Chứng kiến vụ việc trên em sẽ:
- Báo với người lớn
- Đặt điện thoại để quay lại chứng cứ rồi báo cho công an đến xử lý vụ việc
- Nên an ủi và chơi cùng An, bảo mọi người đưa An đến bệnh viện để kiểm tra
-...
Xin chào mọi người! Giúp mình nhé!
Đề bài; Hãy nêu suy nghĩ, cảm nhận của em vể bạo hành trẻ em
Thanks
Bn tham khảo:
Bạo hành trẻ em hủy hoại cuộc đời của trẻ em. Những đứa trẻ mang trong mình nỗi đau về thể xác và tâm hồn sẽ không thể lớn lên tròn vẹn. Chúng bị ảnh hưởng đến nhân cách, tình cảm và sự phát triển của trẻ thơ. Chúng ít nhiều cũng sẽ bị nhiễm cái thói bạo hành ấy và khát khao sử dụng bạo lực như một sự trả thù. Điều ấy ta có thể thấy rõ nét trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu với hình tượng Phác với “con dao găm giấu trong cạp quần”. Nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, tự kỉ. Cũng có ít trường hợp chúng vượt qua nỗi đau để vươn lên mà sống tốt, thế nhưng trường hợp ấy thật sự là rất hiếm. Đa phần trẻ em sẽ biến chất và trở thành một người sa đọa khi lớn lên. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội khi mà trẻ em chính là tương lai của đất nước. Chúng lớn lên sa ngã vào tệ nạn và sẽ là một gánh nặng của đất nước. Bạo hành trong xã hội ảnh hưởng lớn đến tâm lí, nhận thức và cách ứng xử của con người, làm mối quan hệ giữa người và người trở nên xấu đi và đạo đức thì bị băng hoại. Nhiều người như vậy sẽ làm đất nước ta phải đối mặt với nhiều vấn nạn hơn và con đường phát triển sẽ chông gai hơn, xã hội thêm phần mất trật tự và truyền thống thương người sẽ bị nhiều người ngang nhiên chà đạp và phá hủy.
Để đẩy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em, điều đầu tiên phải làm của mỗi người là nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em, cần nghiêm khắc lên án những hành vi bạo hành trẻ em dù là ngoài xã hội, trong trường học hay trong gia đình. Qua đó tìm biện pháp ngăn chặn, lên tiếng bảo vệ trẻ em để đạo đức con người không bị băng hoại, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
Mỗi chúng ta cũng là một nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ trẻ em, bảo vệ chính bản thân mình. Hãy cùng chung tay kêu gọi mọi người có lương tâm, có trách nhiệm hơn với trẻ em và cùng nhau đầy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em ở khắp mọi nơi trên đất nước để trẻ em được hạnh phúc với cuộc sống chúng xứng đáng có, để tuyền thống thương người của dân tộc mãi mãi được phát huy.
~~Hok tốt~~
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình trạng bạo hành trẻ em hiện nay?
NGẮN NHẤT CÓ THỂ NHA MN
Tham khảo:
Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.
Tham khảo :
Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
tham khảo:
Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau rằng: trẻ em là những mầm xanh tương lai cho đất nước. Nhưng những ngày qua chúng ta đều thấy trên tivi, báo đài đưa rất nhiều những thông tin về vấn nạn bạo hành trẻ. Đây thực sự đã trở thành vấn nạn nhức nhối gây ra sự bức xúc trong dư luận. Như thế nào thì gọi là bạo hành ? Bạo hành đó là những hành động và lời nói mang tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Cụ thể đối tượng bị bào hành ở đây là trẻ em. Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án, Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em … là bầy con cưng”, “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan”. Vậy mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Chúng ta có thể thấy bạo hành trẻ đang không chỉ len lỏi ở đường phố mà còn len lỏi vào học đường, gia đình. Những nơi đó đáng nhẽ phải là nơi mà trẻ được yêu thương, nâng niu nhất thì giờ đây lại trở thành một nơi ám ảnh xấu tới tuổi thơ của các em.Không thể mãi để vấn nạn này tiếp tục nếu như không muốn những mầm non tương lai của đất nước bị hủy hoại, tương lai của đất nước bị ảnh hưởng. Mỗi người chúng ta phải chúng ta lên án những hành động bạo hành trẻ, mạnh dạn tố giác và không dung thứ cho hành động đó. Pháp luật phải nghiêm minh trừng trị thật nặng đối với những kẻ có hành vi bạo hành. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới chính sách bảo vệ trẻ, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh.
nêu cảm nghĩ của em về việc bạo lực học đường .
ko chép mạng đươi mọi hình thức nhé
một đoạn hay một bài đều đc cả nhé
hay mik tick cho
suy nghĩ của em về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị bạo hành ngày một gia tăng
GDCD 6
Tôi thấy thật đáng thương cho họ. Mặc dù cùng là con người với nhau nhưng tôi khinh bỉ họ đến tủy xương. Trẻ em và phụ nữ cũng là con người, cũng có linh hồn và cũng biết suy nghĩ, biết cái nào đúng, cái nào sai. Đâu phải đàn ông mới là trụ cột gia đình, đâu phải đàn ông mới làm ra tiền, giúp ích cho xã hội. Phụ nữ chúng tôi cũng vậy chứ. Hiện nay, phụ nữ đã góp phần rất lớn trong xã hội và gia đình. Nên ai có ý nghĩ ''Trọng nam khinh nữ'' thì bỏ ngay cái tư tưởng lạc hậu ấy đi.
Bn Nguyễn Lê Thảo Mai ns đúng đấy. Ko nên có cái tư tưởng " Trọng nam khinh nữ'' mà hãy bỏ cái suy nghĩ ấy đi. Cx là con gái nên mk hiểu, cái tư tưởng ấy thật khiến mk bức xúc.
viết cảm nghĩ của em về bạo lực học đường hiện nay ?
nêu tác hại nguyên nhân ?
biện pháp hạn bạo lực hd để ko xảy ra ?
Help me
Tham khảo:
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.
Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.
Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.
tưởng tượng mình là người chứng kiến câu chuyện về "Cô bé bán diêm" , hãy kể lại câu chuyện của nhà văn An-đéc-xen.Từ đó em hãy nêu cảm nghĩ của em về số phận cô bé bán diêm
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.