viết bài văn kể chuyện người thực việc thực
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân ái.
1. Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
2. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để thăm hỏi và kể về việc học tập của em.
b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân
các bài văn kể chuyện đời thường yêu cầu người viết phải thực hiện những thao tác nào để làm bài
nhanh giúp mk với
theo ý mik thôi nha, sai thì thôi
-Nắm ý chính, viết chính xác
-Ngắn gọn hơn dài dòng
-Kiểm soát lỗi chính tả và những lỗi câu
-Tham khảo văn mẫu và vở
~ Mong giúp được bạn và cho kb nha ~
Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da... Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?"
Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một dứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.
Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suôt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:
- En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua dây nữa!
Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ớ tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bô', bà mẹ ấy phải quay lại dể khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.
Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bôn học sinh tất cả. Trong dám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôiẽ Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.
Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.
Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!
Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: "Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!". Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái... Nhưng thôi cũng được.
Người viết cần viết chân thực , đúng lỗi chính tả ,..
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
- Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.
- Các đề (3), (4), (5), (6) cũng là đề tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.
- Các từ ngữ trọng tâm:
+ (1): câu chuyện em thích
+ (2): một người bạn tốt
+ (3): kỉ niệm thơ ấu
+ (4): sinh nhật
+ (5): quê em
+ (6): lớn rồi
- Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.
2. Cách làm bài văn tự sự
a. Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:
- Tìm hiểu đề: Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.
- Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.
- Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.
b. Cho đề văn sau: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".
Gợi ý: Em phải thực hiện tuần tự các bước: đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm của đề, nhiệm vụ cần thực hiện. Tiếp theo là đi tìm ý, trong câu chuyện có những ý chính, ý then chốt nào, câu chuyện e chọn bộc lộ chủ đề gì?. Đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: Hình dung câu chuyện mở đầu, kết thúc, diễn biến câu chuyện ra sao cho thật logic, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào, thời điểm, không gian, thời gian. Bước sau cùng là cách diễn đạt lại tất cả bằng lời văn của mình.
Ví dụ: Em muốn kể lại truyện Thánh Gióng.
- Câu chuyện kể về một vị anh hùng của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc xâm lược để giữ yên bề cõi nước ta ngay từ buổi đầu lịch sử.
- Các nhân vật có trong truyện: nhân vật chính là Thánh Gióng, các nhân vật phụ như: cha mẹ Thánh Gióng, dân làng xung quanh, vua, sứ giả…
- Mở đầu câu chuyện giới thiệu sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Kết thúc bằng việc Thánh Gióng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, cưỡi ngựa bay lên trời, và đến sau này nhân dân lập nên đề thờ ngay ở quê nhà.
- Các sự việc chính diễn ra trong truyện:
+ Sứ giả báo tin sau đó Thánh Gióng nghe được
+ Việc Thánh Gióng ăn khỏe lớn nhanh như thổi
+ Thánh Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, khỏe mạnh phi thường.
+ Thánh Gióng giết giặc
+ Chi tiết khi Thánh Gióng giết giặc roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những cây tre bên đường làm vũ khí.
+ Khi giành thắng lợi, Thánh Gióng liền cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay lên trời.
- Giọng điệu khi kể chuyện mang đậm chất hào hùng, ngợi ca đối với nhân vật lịch sử đã có công to lớn, không chỉ vậy giọng điệu còn thể hiện được màu sắc thần kì.
II. Luyện tập
Lập dàn ý đề văn: Kể lại truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh".
1. Mở bài:
- Vua Hùng kén rể cho con gái
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
2. Thân bài:
- Giới thiệu tài năng của hai vị thần
- Vua Hùng ra sính lễ
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương
- Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh
- Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua
3. Kết bài: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.
Viết văn kể một câu chuyện về một người trung thực
Tham khảo
Mở bài:
Ở phần mở đầu, các em sẽ dẫn dắt tới câu chuyện “Kể về lòng trung thực” mà em định kể hoặc viết trong bài. Ví dụ: em nghe hoặc đọc nó từ đâu (nghe mẹ hoặc bà kể, nghe thầy cô kể lại, hay là mình tự đọc, tự chứng kiến, và tự mình làm,…)
Thân bài
Ở phần nội dung thân bài, các em sẽ bắt đầu kể chi tiết câu chuyện. Diễn biến câu chuyện đó ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, hoặc phần nào em tâm đắc nhấtCác em nên kể theo từng đoạn nhỏ để người nghe hoặc người đọc dễ nắm bắt về tấm gương lòng trung thực. Và kết thúc của câu chuyện như thế nào.
Kết bài
Trong phần cuối cùng của bài viết, các em sẽ nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện. Về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.Em cũng cần bày tỏ cảm nghĩ của em về tính trung thực có ý nghĩa như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.
Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
+ Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
• Kể câu chuyện bằng lời của mình.
• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.
• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Viết 1 bài văn kể lại câu chuyện về trung thực hoặc ý chí nghị lực!
Mn giúp em với ạ! <3
Tham khảo ạ!
Hoài Nam là một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.
giúp mình với
a. Ngôi kể trong bài văn: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng "tôi")
b. Tên các sự việc xảy ra trong câu chuyện:
- Bé Bông bị chuột cắn chân và mèo Mun được gửi tới nhà để đuổi chuột
- Nhờ có mèo Mun mà nhà đã không còn bị chuột quấy rối
- Mèo Mun đi mà không trở lại
- Cả nhà không ai quên được mèo Mun
c. Phần giới thiệu "Hồi ấy khi tôi vào lớp... cắn chân các con thì nguy hiểm quá!"
d. Phần tập trung vào các sự vật trong câu chuyện "Bỗng một buổi chiều...cũng rất yêu mèo"
Đó là sự việc Mun đi mất mà không bao giờ trở về nhà.
e. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: "khóc","nỗi buồn", "yêu quý", "người bạn nhỏ"
1. Rút kinh nghiệm bài tập làm văn kể chuyện.
Đọc bài viết gần đây nhất của em về văn kể chuyện và lời nhận xét của thầy / cô. Thực hiện các yêu cầu sau :
(1) Em đã kể chuyện về ai (nhân vật nào) ? Ai là nhân vật chính ? Nhân vật đã được giới thiệu như thế nào ?
(2) Sự việc được kể là sự việc gì ? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự việc đó đã được kể ra chưa ?
(3) Em kể sự việc đó nhằm mục đích gì ? Mục đích đó đạt được như thế nào ?
(4) Tìm và sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ trong bài làm (nếu có, chú ý cả yêu cầu về cách đặt câu, dùng từ và cách sắp xếp ý trong đoạn văn tự sự).
CÁC BN GIÚP MIK VỚI. MIK SẼ CO CÁC BẠN 1 LIKE MẠNH