Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Bình luận (0)
MN
7 tháng 3 2021 lúc 20:26

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

Bình luận (1)
H24
8 tháng 3 2021 lúc 20:34

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Bình luận (0)
GV
Xem chi tiết
H24
17 tháng 9 2021 lúc 20:00

Tham khảo:

"Tôi đi học" đã được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.Câu bị động: in đậm.
Bình luận (1)
PA
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
NQ
10 tháng 12 lúc 20:36

Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TC
27 tháng 1 2019 lúc 9:32

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện buồn xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ mà các em phải chia lìa mỗi người một ngả, tác phẩm mang đến cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi về hoàn cảnh éo le của hai anh em, chính sự gắn bó, yêu thương của hai anh em càng làm cho tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê thấm đượm được tinh thần nhân văn sâu sắc.

Cuộc chia tay của những con búp bê được nhà văn Khánh Hoài lựa chọn điểm nhìn là từ nhân vật Thành, tức theo ngôi kể thứ nhất, cách lựa chọn này khiến cho tác phẩm có cái nhìn chân thực, từng sự kiện, cảm xúc trong tác phẩm cũng gần gũi, sống động hơn trong cảm nhận của người đọc. Mặt khác, lời kể là của nhân vật Thành còn thể hiện được sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em, Thành và Thủy. Có thể nói, hai nhân vật Thành và Thủy được đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn, tình cảm an hem bị chia lìa. Cao trào của cảm xúc chính là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào của Thành và Thủy.

Vì những bất đồng trong cuộc sống, bố mẹ của Thành và Thủy đã đi đến quyết định li hôn, mái ấm gia đình tan vỡ là điều không ai mong muốn nhưng người đáng thương, bàng hoàng nhất không phải bố hay mẹ của Thành mà là hai anh em Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau đớn, mất mát này. Sự chia lìa này khiến cho các em mất đi một mái ấm gia đình trọn vẹn, tình cảm bị tổn thương sâu sắc, không chỉ không được sống với cả bố và mẹ, mà ngay cả tình cảm anh em thiêng liêng là vậy cũng bị hoàn cảnh nhẫn tâm chia lìa, ngăn cản.

Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau, những cử chỉ của sự quan tâm trong tác phẩm khiến cho chúng ta, những độc giả, người đứng ngoài câu chuyện phải mỉm cười trong hạnh phúc, nhưng sau nụ cười ấy lại là những giọt nước mắt xót xa, thương cho hoàn cảnh chia lìa của hai anh em. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, Thành giúp em gái học, hay đến trường đón em vào mỗi chiều tan học. Khi trở về nhà thì hai anh em vừa nắm tay nhau vừa trò chuyện vui vẻ.

Thủy lại là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ như chính lứa tuổi của em. Nhưng cô bé ấy cũng rất đảm đang, nữ tính, để ý đến những thứ nhỏ nhặt và giúp đỡ anh trai mỗi khi cần. Thành vì mải mê đá bóng mà làm rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh. Những cử chỉ quan tâm của hai anh em Thành và Thủy tuy dung dị nhưng sao thật ấm áp, đó là tình cảm anh em thiêng liêng, cao quý hơn bất cứ thứ tình cảm nào khác. Càng ngưỡng mộ tình cảm của hai anh em thì ta lại càng xót xa khi những khuôn mặt ngây thơ, non nớt ấy thấm đượm nỗi buồn của sự chia li, mất mát.

Hai anh em đã quen với sự hiện diện của nhau trong cuộc sống của mình, nên khi biết tin bố mẹ li hôn, mỗi người một nơi, không còn được gặp nhau như mọi khi thì đó chính là khoảnh khắc khủng hoảng đau đớn nhất đối với cả Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để đón nhận nỗi đau không tưởng này. Hai anh em chia đồ chơi, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em gái, ngay trong phút chia li, sự nhường nhịn của người anh đối với cô em gái nhỏ cũng khiến ta cảm động.

Thủy vì sợ anh trai không có người canh gác lúc đêm khuya nên đã đưa cho anh con búp bê Vệ Sĩ, người em gái nhỏ ấy luôn nghĩ về người anh, vì muốn anh được yên tâm ngủ mà đã nhường còn búp bê Vệ Sĩ để nó ở bên bảo vệ anh mình. Giây phút chia tay đã đến, hai anh em đều bật khóc, đó là những giọt nước mắt của đau đớn, bất lực, dù không muốn nhưng hai anh em vẫn phải chia tay, Thành ở lại với bố, còn Thủy về quê với mẹ.

Điều đau đớn hơn nữa, đó là Thủy sẽ không được tiếp tục học nữa vì nhà bà ngoại cách xa trường học, từ nay em sẽ theo mẹ ra chợ để bán hoa. Hình ảnh một cô bé còn nhỏ tuổi bị tước đoạt đi hạnh phúc, tước đoạt đi nụ cười của trẻ thơ mà phải sống, bươn chải cuộc sống của những người lớn khiến cho ta vừa đồng cảm, vừa xót xa.

Cuộc chia tay của những con búp bê thực chất là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy, cuộc chia tay ấy thấm nước mắt của sự bi thương, mất mát. Văn bản thể hiện được một triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia li khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương, tiếng cười tuổi thơ cũng vì thế mà mang một màu sắc u buồn, thê lương.

Bình luận (0)
DL
26 tháng 1 2019 lúc 21:24

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Phát biểu cảm nghĩ về “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài-Văn lớp 7

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Bình luận (0)
LL
26 tháng 1 2019 lúc 21:32

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Bình luận (0)
IK
Xem chi tiết
SL
Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước. Phan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Ngã văn 8Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu TrinhEm hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu TrinhSoạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Xem thêm: Đập đá ở Côn Lôn

Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.

Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,

Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.

Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai.

Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.

Bình luận (0)
KH

Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam.

Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non

“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,

Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.

Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con

Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai.

Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 lúc 21:03

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

Bình luận (0)