Mối liên quan giữa thức ăn-atp-cường độ lao động (giúp mình nhé,cần gấp mai thi rồi ạ)
Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên như sông ngòi.
Nhanh giúp mình nhé!Mình đang cần gấp lắm ạ!
Mùa mưa của khí hậu trùng mùa lũ trên sông; mùa khô của khí hậu trùng mùa cạn của sông
có mấy loại bạch cầu , trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu , mối liên quan giữa các hoạt động này đối với sự miễn dịch của cơ thể giúp mình mình cần gấp
Dao động càng mạnh biên độ nhiệt càng lớn, âm phát ra càng to.
dao động càng nhẹ biên độ nhiệt càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
Trình bày mối quan hệ giữa việt nam và trung quốc từ trước đến nay?
Trả lời gấp giúp em ạ, mai em kt rồi ạ
Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.
giúp mình câu 10 với ạ mình cần gấp lắm mai mình thi rồi ạ
\(m_{NaCl}=\dfrac{150.10}{100}=15\left(g\right)\\ m_{H_2O}=150-15=135\left(g\right)\)
Đong 15 gam NaCl khan, 135 gam nước cho sẵn vào cốc nước. Sau đó hóa tan 15 gam NaCl vào nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều thu được dd như theo yêu cầu của đề bài
Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Mn ơi mik cần gấp sáng mai thi r. Mơn mn nhé!
Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học” trích bài tấu gửi vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Theo Nguyễn Thiếp, ngay từ lúc đầu, học tiểu học để bồi dưỡng lấy gốc (học đạo đức), sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử (học tri thức đời sống và thuật ứng xử) là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều đã học được áp dụng vào thực tế. Có như vậy, nhân tài mới lập được công, nước nhà nhờ thế mà vững yên, đó mới thực là cái đạo học có quan hệ với lòng người mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Vậy như thế nào là “học” và “hành”?
“Học” là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lý thuyết, biến lý thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi, hay học cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.
“Hành” có nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống, nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
Theo Nguyễn Thiếp, học tập cần phải có nhiều thời gian, được phân ra nhiều giai đoạn. Phải gắn lý thuyết với thực hành. Tức là, học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, học phải đi đôi với hành.
Vậy tại sao học phải đi đôi với hành? Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu “học” mà không “hành” thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. Một đất nước có nhiều người hay chữ, đó là điều tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đem đến những hạn chế to lớn. Đạo học tuy được giữ gìn nhưng không chân thực, thiếu sức mạnh xây dựng hoặc cải biến làm cho xã hội tốt hơn.
Nếu “hành” mà không “học”, có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có lí thuyết soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, dễ mắc sai lầm, hiệu quả thấp, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Billgate, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm xúc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uẩn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt: dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ…, Những vị đó đã kết hợp học với hành, chăm chỉ cần cù để trở thành nhân tài như vậy. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, không thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậc cha ông mới xứng là người con đất Việt.
Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy học và hành đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời, có như thế thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới nâng cao. Ý kiến của La Sơn Phu Tử dù đã ngót ba thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy và học tập của thời đại ngày nay.
Mak sao bn thi trễ thế
tr mk xog hết từ tuần trc r
bạn tk nha
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
Giúp mình mình cực kỳ gấp lắm
So sánh đặc điểm gen và ARN? Trình bày mối liên quan giữa hoạt động ARN với hoạt động của gen?
Tham khảo
1. ARN (axit ribonucleic) thuộc axit nucleic- Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- Đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều ADN.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là nucleotit:
+ 1 phân tử đường C5H10O5.
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).
+ Bazo nito: A, U, G, X.
- Tùy theo chức năng mà chia thành 3 loại khác nhau:
+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.
+ ARN vận chuyền (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
+ ARN riboxom (rARN): thành phân cấu tạo nên riboxom – là nơi tổng hợp nên protein.
So sánh ADN và ARN
Đặc điểm | ARN | ADN |
Số mạch đơn | 1 | 2 |
Các loại đơn phân (bazo nito) | A, U, G, X | A, T, G, X |
Mn giúp mình với Mai mình thi rồi nên cần gấp ạ
Môi trường bên trong liên hệ với môi trường bên ngoài qua những cơ quan nào?
giúp mình với mai mình thi rồi ạ.