Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp X gồm \(CH_4\) và \(C_2H_4\) cần dùng vừa đủ V(lít) \(O_2\) (đ.k.t.c) thu được 4,48l \(CO_2\) (đ.k.t.c)
a) Phương trình
b) V=?
c) Tính % theo khối lượng, thể tích mỗi khí trong X
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp X gồm \(CH_4\) và \(C_2H_4\) cần dùng vừa đủ V(lít) \(O_2\) (đ.k.t.c) thu được 4,48l \(CO_2\) (đ.k.t.c)
a) Phương trình
b) V=?
c) Tính % theo khối lượng, thể tích mỗi khí trong X
a) CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
b) nCO2 = 4,48/22,4 =0,2 lít
Gọi số mol của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x và y ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}16x+28y=3\\x+2y=0,2\end{matrix}\right.\) => x = 0,1 và y = 0,05 (mol)
=> nO2 = 2nCH4 + 3nC2H4 = 0,35 mol <=> VO2 = 0,35.22,4 = 7,84 lít
c) mCH4 = 0,1.16 = 1,6 gam => %mCH4 =\(\dfrac{1,6}{3}.100\)=53,34% , %mC2H4 = 100- 53,34 = 46,67%.
Phần trăm về thể tích bằng phần trăm về số mol.
%VCH4 = \(\dfrac{0,1}{0,15}.100\)= 66,67% => %VC2H4 = 100- 66,67 = 33,33%
Bằng phương pháp hóc học tách tửng chất ra khỏi hỗn hợp khí \(CO_2;SO_2;SO_3;C_2H_2;C_2H_4;C_2H_6\)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ \(C_6H_{14},\) \(C_2H_4\left(OH\right)_2,\) \(C_2H_5OH,\) \(CH_3COOH\) ( \(C_6H_{14},\) \(C_2H_4\left(OH\right)_2\) cùng số mol) cần vừa đủ 0,7625 mol \(O_2\) thu được 0,775 mol \(CO_2\). Mặt khác đem m gam hỗn hợp X tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M (chỉ xảy ra phản ứng của \(CH_3COOH\) với kiềm), cô cạn dung dịch sau phản ứng được a gam chất rắn khan. Tìm giá trị của a.
n C2H6O2=n C6H14
->gộp thành :C8H20O2
C8H20O2=C7H16O+CH4O
=>coi như X gồm ancol no , đơn chức , mạch hở
CnH2n+2O (a mol) và axit y(C2H4O2)
CnH2n+2O +1,5O2-to>n CO2+(n+1)H2O
C2H4O2+O2-to>2CO2+2H2O
->n C2H4O2=1,5.nCO2-n CO2=0,4 mol
n NaOH=0,5 mol
Vậy chất rắn gồmCH3COONa(0,4)và NaOH dư (0,1)
->m chấ rắn =36,8g
Crackinh m gam n-butan thu được hỗn hợp A gồm \(H_2,CH_4,C_2H_4,C_2H_6,C_3H_6,C_4H_8\) và một phần butan chưa bị crackinh. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam \(H_2O\) và 17,6 gam \(CO_2\). Tính giá trị của m.
Ta có: \(n_{H_2O}=\dfrac{9}{18}=0,5\left(mol\right)\Rightarrow n_H=2n_{H_2O}=1\left(mol\right)\)
\(n_{CO_2}=\dfrac{17,6}{44}=0,4\left(mol\right)\Rightarrow n_C=n_{CO_2}=0,4\left(mol\right)\)
Đốt cháy A cũng là đốt cháy n - butan ban đầu.
BTKL, có: \(m=m_C+m_H=0,4.12+1.1=5,8\left(g\right)\)
Bạn tham khảo nhé!
Hỗn hợp khí A gồm có O 2 và O 3 tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H 2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H 2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H 2 là 3,6.
Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?
PTHH của các phản ứng :
2CO + O 2 → 2C O 2 (1)
3CO + O 3 → 3C O 2 (2)
Trong 1 mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol O 3 và 0,4 mol O 2
Theo (1): 0,6 mol O 2 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Theo (2) : 0,4 mol O 3 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Kết luận : 1 mol hỗn hợp khí A đốt cháy được 2,4 mol khí CO.
Đun nóng Etilen Glicol\(\left(C_2H_4\left(OH\right)_2\right)\) với hỗn hợp gồm \(CH_3COOH;C_2H_5COOH\) với H2SO4 đặc làm xúc tác ta thu được tối đa bao nhiêu este(chỉ chứa chức este)
A: 3
B: 4
C: 2
D: 1
Chọn đáp án A.
Các este thu được là:
\(\left(CH_3COO\right)_2C_2H_4\)
\(\left(C_2H_5COO\right)_2C_2H_4\)
\(CH_3COOC_2H_4OOCC_2H_5\)
Bài 1: Một hỗn hợp khí A gồm 0,2 mol khí SO2; 0,5 mol khí CO; 0,35 mol khí N2.
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí A (đktc). b) Tính khối lượng hỗn hợp khí A.
Bài 2: Một hợp chất gồm 3 nguyên tố Mg, C, O, có phân tử khối là 84đvC và có tỉ lệ khối
lượng giữa các nguyên tố là: Mg: C: O = 2: 3: 4. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất
Bài 1:
a) \(V_{khí}=\left(0,2+0,5+0,35\right)\cdot22,4=23,52\left(l\right)\)
b) \(m_{khí}=0,2\cdot64+0,5\cdot28+0,35\cdot28=36,6\left(g\right)\)
Bài 2:
Sửa đề: Tỉ lệ \(Mg:C:O=2:1:4\)
Ta có: \(n_{Mg}:n_C:n_O=\dfrac{2}{24}:\dfrac{1}{12}:\dfrac{4}{16}=1:1:3\)
\(\Rightarrow\) CTHH là MgCO3
1. Một hỗn hợp khí (X) gồm CO, CO2 và đơn chất (A). Biết % vể thể tích từng khí trong hỗn hợp khí (X) gồm CO, CO2 và đơn chất (A) tương ứng là 40%, 30% và 30%. Trong hỗn hợp khí CO2 chiếm 52,8% về khối lượng hỗn hợp khí (X).
a. Tìm công thức hóa học của khí (A). Các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
b. Có thể thu khí (A) vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm) bằng cách đặt bình thế nào (đứng bình,…)? Vì sao?
Một hỗn hợp khí A gồm 0,2 mol khí SO2; 0,5 mol khí CO; 0,35 mol khí N2
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí A (đktc)
b) Tính khối lượng hỗn hợp khí A
a. Thể tích của hỗn hợp khí A là :
\(V_A\) = (0,2 + 0,5 + 0,35) . 22,4
= 23,52 lít
b. \(m_{SO_2}\) = 0,2.64 = 13g
\(m_{CO}\) = 28.0,5 = 14g
\(m_{N_2}\) = 28.0,35 = 9,8g
\(\Rightarrow\) Khối lượng hỗn hợp khí A là :
\(m_A\) = 13 + 14 + 9,8 = 36,8g
Một hỗn hợp gồm 48g khí O2,70g khí nitơ (N2)và 0.5 mol khí CO2,32g khí SO2
a,Tính thể tích của hỗn hợp khí ở đktc
$n_{O_2} = \dfrac{48}{32} = 1,5(mol)$
$n_{N_2} = \dfrac{70}{28} = 2,5(mol)$
$n_{SO_2} = \dfrac{32}{64} = 0,5(mol)$
Suy ra :
$n_{hỗn\ hợp} = 1,5 + 2,5 + 0,5 + 0,5 = 5(mol)$
$V_{hỗn\ hợp} = 5.22,4 = 112(lít)$