hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:
+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất
+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang
+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt
- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.
→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre
Câu 1: Câu nói cuối cùng của người anh ở cuối chuyện với mẹ cho em những suy nghĩ gì? Từ đó, em rút ra được ý nghĩa gì của truyện và bài học cho bản thân
Câu 2: Hình ảnh Dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào trong đoạn trích Vượt Thác.
Câu 3: Hãy tìm, chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 số hình ảnh nhân hóa ấn tượng trong đoạn trích Vượt Thác
Các bạn giúp mình với, đây là đề cương vủa lớp mình!!
Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? (Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:
+ Thác nước bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo
+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời
- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa.
Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | ||
Bãi ngô | ||
Cây gạo |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Khứu giác(mũi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Vị giác(lưỡi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?
d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?
e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Như những đốm lửa vô hình.
B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi.
C. Hai người khổng lồ.
D. Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.
Câu thứ nhất của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
- Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang. Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản quang ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo. Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lư hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động.
- Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo, tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.
Tìm hiểu đoạn 3 (Từ “ta đây” đến“cũng là chưa thấy xưa nay”)
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn