Câu 21. Sau “Chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới diễn ra theo xu thế chung:
A. Căng thẳng;
B. Chạy đua vũ trang;
C. Cạnh tranh khốc liệt về kinh tế;
D.Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu hỏi : sau chiến tranh lạnh tình hình thế giới chuyển biến và diễn ra theo xu hướng nào?
giúp e với
- Chuyển biến :
- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động .
-Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
-Chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và Đông Âu .
-Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể
-
Xu Hướng :
- Trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế
- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.
- Hào bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nơi như Châu Phi và Trung Á.
Sau chiến tranh lạnh tình hình thế giới có những diễn biến và theo các xu hướng phát triển nào của thế giới hiện nay Mn giúp em với ạ e cảm ơn
*Tham khảo:
- Sau chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến sự gia tăng của các xung đột khu vực, sự cạnh tranh về quyền lực và tài nguyên, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự biến đổi khí hậu.
- Các xu hướng phát triển của thế giới hiện nay là sự đa dạng hóa về quyền lực, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển bền vững và chuyển đổi số.
câu 1: đặc điểm nên kinh tế của mĩ, nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?
câu 2: sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?
câu 3: đặc điểm của chiến tranh lạnh? phân tích xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh?
câu 4: sự ra đời của tổ chức liên hợp quốc ( hoàn cảnh, nhiệm vụ, vai trò)?
câu 5: ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
1Nếu thành tựu của cách mạng khoa học lần thứ hai
2 Nếu ngắn gọn thế giới sau chiến tranh lạnh diễn ra theo các xu hướng thế nào
2 Nếu ngắn gọn thế giới sau chiến tranh lạnh diễn ra theo các xu hướng thế nào
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
1Nếu thành tựu của cách mạng khoa học lần thứ hai
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Phát minh lớn về công cụ sản xuất (máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rô bốt).
- Tìm ra nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng quả đất.
- Sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là polime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
- Nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đã tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.
- Những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại…).
- Thành tựu chinh phục vũ trụ (tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên mặt trăng).
Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra
A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
Đáp án B
Với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, ngày nay các quốc gia - dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức gay gắt.
Các ý A, C, D là biểu hiện của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh?Xu thế đó tạo ra thời cơ gì với Việt Nam?
Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt Việt Nam trong tình thế nào?
A. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
B. Phải nắm bắt thời cơ.
C. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
D. Hạn chế thách thức và vươn lên.
Đáp án A
Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp: Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự mới lại đang trong quá trình hình thành, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế; sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực do Mĩ làm bá chủ; Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu kéo dài. Với những xu thế đó, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung đứng trước những thời cơ phát triển đất nước nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, nguy cơ khủng bố, diễn biến hòa bình. Vì vậy, Việt Nam cần nắm bắt thời cơ và đẩy lùi thách thức.
Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt Việt Nam trong tình thế nào?
A. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức
C. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình
C. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
D. Hạn chế thách thức và vươn lên
Đáp án A
Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp: Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự mới lại đang trong quá trình hình thành, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế; sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực do Mĩ làm bá chủ; Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu kéo dài. Với những xu thế đó, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung đứng trước những thời cơ phát triển đất nước nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, nguy cơ khủng bố, diễn biến hòa bình. Vì vậy, Việt Nam cần nắm bắt thời cơ và đẩy lùi thách thức.