Những câu hỏi liên quan
LL
Xem chi tiết
PT
6 tháng 12 2016 lúc 14:35

Nói ngông nghiệp nước ta là nghành kinh tế có tầm quan trọng vì :

_ Tài nguyên đất đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực

_ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới

_ Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

_ Nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi .

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩmđầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
KT
14 tháng 12 2016 lúc 21:39

Câu1 :Biện pháp trước tiên là phải nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp: Rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn với nghiên cứu thị trường, đảm bảo tính khả thi và tuân thủ qui hoạch.Thứ hai là hoàn thiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Thứ ba là việc lựa chọn, quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (điều kiện tự nhiên, thị trường, khả năng tài chính, công nghệ, nhân lực..).

 

Bình luận (0)
KT
14 tháng 12 2016 lúc 21:45

Câu 2: Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm. lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
Câu 3:Việt Nam được đánh giá là một trong những cái nôi thuần hóa gia súc, gia cầm của loài người. Nguồn gen vật nuôi của Việt Nam được xếp hạng cao trong đa dạng sinh học và khá phong phú do sự khác nhau về môi trường tự nhiên giữa các vùng miền, hệ thống canh tác, nền văn hóa giữa các địa phương, dân tộc vì vậy có rất nhiều những vật nuôi đặc sản như: gà nòi,gà chín cựa, dê cỏ,bò Mèo,...

Đặc điểm nổi bật của các giống vật đặc sản là khả năng chống bệnh tật cao, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng tốt, thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái của từng vùng, dù những giống, những nguồn gen này năng suất thấp nhưng mang những đặc điểm quý thịt thơm ngon và có nhiều công dụng hữu ích khác.

 

 

Bình luận (0)
an
13 tháng 12 2019 lúc 20:05

GLSAHFKSALHHJDGFGHGBBCJSK CJSYAIUYKDHKFHBSAKGCB SAKHGCH

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
Xem chi tiết
WL
8 tháng 11 2017 lúc 20:07

1.Vai trò của trồng trọt:

-Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

-Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

-Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

Đặc điểm chủ yếu của trồng trọt: là lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp.

2.Phương thức phổ biến nhất là: gieo trồng cây ngoài tự nhiên. vì trồng cây ngoài tự nhiên đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn chi phí và có thể thực hiện trên diện tích lớn.

3.Chúng ta phải phát huy tiềm năng của nông nghiệp bằng cách: trồng nhiều cây cối, huy động người dân tích cực trồng nhiều giống cây,...

Bình luận (0)
PV
Xem chi tiết
NT
27 tháng 12 2016 lúc 10:04

1,VAI TRÒ CỦA TRỒNG TRỌT LÀ:
Cung cấp lương thực - thực phẩm cho con người.
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Xuất khẩu nông sản.

Bình luận (0)
NT
18 tháng 1 2017 lúc 12:29

Cung cấp lương thực - thực phẩm cho con người

Cung cấp thức ăn cho động vật

Nguyên liệu cho công nghiệp

Xuất khẩu trong nước hoặc ngoài nước

Bình luận (0)
NT
9 tháng 10 2017 lúc 15:18

1 /-vai trò :+ cung cấp lương thực thức ăn cho con người.

+ đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, địa phương.

+ là nguyên liệu cho nông nghiệp.

+ tạo công ăn việc làm .

- đặc điểm : gieo trồng các giống cây ,...

2/các phương thức chủ yếu : gieo trồng cây ngoài tự nhiên, gieo trồng cây ở khu đất đc bảo vệ, gieo trồng hỗn hợp.

3/ Nông nghiệp nước ta có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế,... Vì thế chúng ta phải phát huy tiềm năng của nông nghiệp bằng cách : trồng nhiều cây cối, huy động người dân tích cực trồng nhiều giống cây, ...

4/Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển : thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, môi trường đất đai,...

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NQ
6 tháng 11 2017 lúc 14:51

câu 1,3 là ko đúng

các câu còn lại đúng

Bình luận (2)
DD
16 tháng 11 2017 lúc 20:25

Bài đâu bn ? Mk đau phải thần đồng ?

Bình luận (0)
HY
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
CL
12 tháng 9 2023 lúc 1:08

Tài nguyên cho phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta:

- Công nghiệp: thuỷ sản => phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản; khoáng sản biển => phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Nông nghiệp: thuỷ sản, muối,...

- Giao thông vận tải biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá,... => thuận lợi xây dựng cảng biển,...

- Du lịch: nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan xanh tốt.

Em tìm hiểu về trữ lượng, phân bố, đặc điểm các tiềm năng được in đậm nhé.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
DT
13 tháng 11 2016 lúc 18:15

-Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?

-> Nước ta có 3260km bờ biển. Trong ddaaats liền và trên các đảo có rất nhiều ao, hồ, đầm, sông, suối, ruộng nước, kênh rạch với diện tích khoảng 1,7 triệu ha. Vì vậy nên có lợi thế để phát triển ngư nghiệp

- Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta.

-> Các loài động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, chất liệu không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ động vật rất bổ dưỡng. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người(bạn có thể chọn ý khác)

- Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không ?Nếu có , hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó .

-> Có

+ Nhặt rác khắp các bờ khu vực sông suối, biển, đầm,....

+ Không thải những chất độc hại vào biển, ao, hồ, sông, suối,...

+ Không đánh bắt cá bằng điện(chất nổ)

+ Không khai thác triệt để các nguồn lợi thủy hải sản

+....

Chúc bạn học tốt

 

 

Bình luận (2)
LT
9 tháng 11 2018 lúc 20:28

Tú Tự Ti13 tháng 11 2016 lúc 18:15

-Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?

-> Nước ta có 3260km bờ biển. Trong ddaaats liền và trên các đảo có rất nhiều ao, hồ, đầm, sông, suối, ruộng nước, kênh rạch với diện tích khoảng 1,7 triệu ha. Vì vậy nên có lợi thế để phát triển ngư nghiệp

- Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta.

-> Các loài động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, chất liệu không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ động vật rất bổ dưỡng. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người(bạn có thể chọn ý khác)

- Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không ?Nếu có , hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó .

-> Có

+ Nhặt rác khắp các bờ khu vực sông suối, biển, đầm,....

+ Không thải những chất độc hại vào biển, ao, hồ, sông, suối,...

+ Không đánh bắt cá bằng điện(chất nổ)

+ Không khai thác triệt để các nguồn lợi thủy hải sản

+....

Bình luận (0)