Phân biệt 3 kim loại dạng bột bị mất nhãn sau bằng pp hoá học : Al, Mg, Ag
Phân biệt các bình mất nhãn đựng các kim loại sau ở dạng bột: Mg, Ca, Ag.
\(\text{Cho 3 kim loại vào } H_2O:\\ \text{- Tan: Ca}\\ \text{- Không tan: Mg; Ag}\\ Ca+2H_2O \to Ca(OH)_2+H_2\\ \text{Cho HCl vào 2 kim loại còn lại: }\\ \text{- Tan: Mg}\\ \text{- Không tan: Ag}\\ Mg+2HCl \to MgCl_2+H_2 \)
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ bị mất nhãn sau:
a) Kim loại đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: Al, Cu, Mg.
b) Có 3 lọ đựng 3 chất rắn riêng biệt: Fe, Al, Ag.
c) Các dung dịch: CuSO4, AgNO3, HCl, NaCl, NaOH.
d) Các dung dịch: H2SO4, KCl, Na2SO4, NaOH ?
a)
- Cho 3 chất tác dụng với dung dịch NaOH
+ Sủi bọt khí, chất rắn tan vào dd: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Không ht: Mg;Cu (1)
- Cho 2 chất ở (1) tác dụng với dd HCl:
+ Sủi bọt khí, chất rắn tao vào dd: Mg
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
+ Không hiện tượng: Cu
b)
- Cho 3 chất tác dụng với dung dịch NaOH
+ Sủi bọt khí, chất rắn tan vào dd: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Không ht: Fe;Ag (1)
- Cho 2 chất ở (1) tác dụng với dd HCl:
+ Sủi bọt khí, chất rắn tao vào dd: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Không hiện tượng: Ag
c)
- Cho các dung dịch tác dụng với dd NaOH:
+ Kết tủa xanh: CuSO4
CuSO4 + 3NaOH --> Cu(OH)2\(\downarrow\) + Na2SO4
+ Kết tủa đen: AgNO3
2AgNO3 + 2NaOH --> Ag2O\(\downarrow\) + 2NaNO3 + H2O
+ Không hiện tượng: HCl,NaCl, NaOH (1)
HCl + NaOH --> NaCl + H2O
- Cho các dd (1) tác dụng với quỳ tím:
+ QT chuyển đỏ: HCl
+ QT chuyển xanh: NaOH
+ QT không chuyển màu: NaCl
d)
- Cho quỳ tím tác dụng với các dd:
+ QT chuyển đỏ: H2SO4
+ QT chuyển xanh: NaOH
+ QT không chuyển màu: KCl; Na2SO4 (1)
- Cho các dd (1) tác dụng với Ba(OH)2:
+ Kết tủa trắng: Na2SO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 --> 2NaOH + BaSO4\(\downarrow\)
+ Không hiện tượng: KCl
\(a,\) Trích mẫu thử, cho các mẫu thử vào dd \(NaOH\):
- Chất rắn tan, sủi bọt khí ko màu: \(Al\)
\(Al+NaOH+H_2O\to NaAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\uparrow\)
- Ko hiện tượng: \(Cu,Mg(I)\)
Cho \((I)\) vào dd \(HCl\):
- Tan, sủi bọt khí không màu: \(Mg\)
\(Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\)
- Ko hiện tượng: \(Cu\)
\(b,\) Tương tự a, dùng dd \(NaOH\) để nhận biết \(Al\) và dd \(HCl\) để nhận biết \(Fe\) (\(Ag\) ko phản ứng với dd \(HCl\))
bằng phương pháp hoá học hãy phận biệt 3 lọ mất nhãn đựng Mg Zn Al
Mg | Zn | Al | |
NaOH | _ | \(\uparrow\)khí | \(\uparrow\)khí |
HNO3 đặc nguội | \(\uparrow\)khí | _ |
\(2NaOH+2Al+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\\ 2NaOH+Zn\rightarrow Na_2ZnO_2+H_2\\ Zn+4HNO_3\rightarrow Zn\left(NO_3\right)_2+2NO_2+2H_2O\)
Có 3 lọ kim loại dạng bột đều có màu trắng bạc là:Mg;Al;Ag bị mất nhãn.Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết ba loại kim loại trên
-Lấy 1 lượng vừa đủ các chất làm mẫu thử,có đánh số tương ứng
-Nhỏ dư dd NaOH vào các mẫu thử
+ mẫu thử nào tan ra là Al tương ứng,dán nhãn
pthh Al+H20+NaOH=>NaAlO2+3/2H2
+mẫu thử nào k tan ra là Mg và Ag tương ứng
-Nhỏ dư dd HCl vào 2 mẫu thử Mg và Ag vừa nhận biết được
+mẫu thử nào k tan ra là Ag tương ứng ,dán nhãn
+mẫu thử nào tan ra là Mg tương ứng,dán nhãn
pthh Mg+2HCl=>MgCl2+H2
Good luck <3
Cho các kim loại sau: Ba, Ag, Fe, Al, Mg.
a/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các kim loại trên.
b/ Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử hãy phân biệt các kim loại trên
- Cho các chất tác dụng với dd H2SO4
+ Có khí thoát ra, có kết tủa trắng: Ba
\(Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\)
Ba(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4\(\downarrow\) + 2H2O
+ Kim loại không tan: Ag
+ Kim loại tan, có khí thoát ra: Fe, Al, Mg
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
\(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
- Hòa tan lượng dư Ba vào dd H2SO4, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Ba(OH)2
- Cho dd Ba(OH)2 vào các dd thu được
+ Xuất kết tủa trắng không tan: MgSO4 => Nhận biết được Mg
\(MgSO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+Mg\left(OH\right)_2\downarrow\)
+ Xuất hiện kết tủa trắng, tan 1 phần trong dd: Al2(SO4)3 => Nhận biết được Al
\(Al_2\left(SO_4\right)_3+3Ba\left(OH\right)_2\rightarrow3BaSO_4\downarrow+2Al\left(OH\right)_3\downarrow\)
\(2Al\left(OH\right)_3+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(AlO_2\right)_2+4H_2O\)
+ Xuất hiện kết tủa trắng và trắng xanh, hóa nâu đỏ sau 1 thời gian: FeSO4 => Nhận biết được Fe
\(FeSO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+Fe\left(OH\right)_2\downarrow\)
\(4Fe\left(OH\right)_2+O_2+2H_2O\rightarrow4Fe\left(OH\right)_3\downarrow\)
Nêu chi tiết cách nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 Kim loại là Al, Mg, Ag
- Cho các chất rắn tác dụng với dd NaOH
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Chất rắn không tan: Mg, Ag
- Cho 2 chất rắn còn lại tác dụng với dd HCl
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Mg
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
+ Chất rắn không tan: Ag
Câu 15: Cho các kim loại sau: Mg, Cu, Fe, Ag, Al. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải?
A. Mg, Ag, Fe, Cu, Al C. Mg, Al, Fe, Cu, Ag
B. Mg, Al, Cu, Fe, Ag D. Ag, Cu, Fe, Al, Mg
Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 bột kim loại: Al, Fe, Cu. BT3: Dùng hoá chất nào để làm sạch muối Al2(SO4)3 có lẫn FeSO4? Viết PTHH.
- Trích mẫu thử.
- Cho từng mẫu thử pư với dd NaOH.
+ Tan, xuất hiện bọt khí: Al
PT: \(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)
+ Không hiện tượng: Fe, Cu (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với dd HCl.
+ Tan, có bọt khí: Fe
PT: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
+ Không hiện tượng: Cu
- Dán nhãn.
Bài 3:
- Sử dụng Al để làm sạch Al2(SO4)3 có lẫn FeSO4.
PT: \(2Al+3FeSO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3Fe\)
Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết các kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al trong các bình mất nhãn?
A. H2SO4 loãng
B. HCl
C. H2O
D. NaOH