Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
H24
14 tháng 12 2021 lúc 17:13

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Lý Bạch khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Bài thơ mở đầu với một câu chuyện về một người con xa quê đã lâu, nay mới có dịp về thăm lại cố hương. Khoảng thời gian mấy chục năm mà ngỡ như mới hôm qua bởi với tác giả, hình bóng quê hương vẫn luôn nguyên vẹn và đủ đầy như thuở ấu thơ. Hai cặp từ đối lập: đi - về, trẻ - già cho thấy sự khắc nghiệt của thời gian, của tuổi tác và cả của hoàn cảnh sống. Khi tác giả ra đi, đó là thời trai trẻ đầy khí thế, với sức khỏe và niềm tin. Vậy mà khi ông trở lại, tuổi đã xế chiều, tóc đã điểm hoa râm. Có vậy mới thấy, trong giọng thơ của Hạ Tri Chương phảng phất một chút tiếc nuối, một chút bi thương cho thời gian khắc nghiệt, đã lấy đi những gì đẹp đẽ nhất, xuân sắc nhất của con người. Khắc nghiệt là thế, bi thương là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, tác giả lại khiến người đọc bồi hổi bởi cụm từ "Hương âm vô cải":

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Bao nhiêu năm phiêu bạt cùng sương gió, con người đã khác xưa, khuôn mặt, mái tóc đã ít nhiều thay đổi, vậy mà có duy nhất một thứ không đổi thay đó chính là "giọng quê" thân thương mà trìu mến. Cái giọng quê - ấy chính là cái dấu hiệu nhận biết đặc biệt nhất, rõ ràng nhất tình yêu và sự thủy chung son sắt của con người dành cho quê hương. Phải là người yêu quê hương nhiều lắm mới có thể giữ gìn cái hồn của quê hương từ trong giọt máu, trong chính giọng nói của mình như vậy. Tác giả yêu quê hương là thế, mong được trở về quê hương là thế. Vậy mà một sự việc xảy ra khiến ông không khỏi buồn thương, xót xa:

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

Ôi chao, lời nói của con trẻ tưởng đùa mà hóa ra rất thật. Nó như chà xát vào vết thương lòng của tác giả, khiến ông nhận ra rằng mình đã không còn trẻ nữa. Sự khắc nghiệt của thời gian không chỉ in hằn trên năm tháng mà còn in hằn trong những kỉ niệm của ông về quê hương xứ sở. Tác giả tự nhận thấy rằng mình đã già, không còn chạy đua được với thời gian và sức trẻ. Đặt chân lên chính quê hương của mình nhưng ông buồn bã nhận ra, giờ đây mình chỉ còn là "vị khách" xa lạ, không ai biết mặt. Điều đó thật xót xa làm sao. Những thế hệ của ông nay đã già đi để nhường chỗ cho những thế hệ khác nối tiếp. Những bạn bè cùng trang lứa nay mỗi người một ngả, không còn gặp nhau hay tụ hợp như trước kia nữa. Càng nuối tiếc bao nhiêu, ta lại càng cảm nhận thấy sự khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả. Bởi chỉ có thời gian mới có thể giúp ông lưu giữ kỉ niệm, lưu giữ tình yêu sâu nặng của ông dành cho quê hương. Có vậy mới biết được tấm lòng sâu nặng của Hạ Tri Chương đối với quê hương của mình. Trong lòng con người luôn mang hình bóng của quê hương xứ sở, bởi vậy, họ cũng khát khao quê hương sẽ nhớ đến mình, nhớ đến người con yêu quê hương tha thiết. Đó là niềm khao khát nhân bản của một tấm lòng đẹp, một thi nhân luôn thiết tha với đời. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương trong bài thơ là một tình yêu bao la và vị tha. Tình yêu ấy luôn dào dạt trong trái tim ông dù ông biết quê hương đã nhiều đổi thay mà không còn nhớ đến mình. Từ đó, gieo vào lòng độc giả những thổn thức cùng sự đồng cảm, sẻ chia.

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
MN
14 tháng 12 2021 lúc 16:41

Em tham khảo:

      Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản "Cốm", nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

 
Bình luận (0)
7T
16 tháng 12 2021 lúc 20:45

    Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản "Cốm", nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

Bình luận (2)
CS
Xem chi tiết
NA
18 tháng 2 2020 lúc 14:11

a)các bước tìm hiểu đề:

-Nêu vấn đề nghị luận

-Đối tượng, phạm vi nghị luận

-Khuynh hướng nghị luận

-Yêu cầu

*Các bước lập dàn ý:

1.Xác định luận điểm

2.Tìm luận cứ

3.Xây dựng lập luân

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
18 tháng 2 2020 lúc 14:24

vậy bạn trả lời đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CS
18 tháng 2 2020 lúc 14:28

đặng minh quang trả lời đi!!! bn bt là thể loại người j ko đây là chỗ để mọi người hỏi những j họ ko bt hoặc ko hiểu đáng ra bn phải giúp = cách trả lời lại 1 câu trả lời chứ ko phải là bn vào bình luận nói người ta ngu nhớ!!học cách lm người đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
Xem chi tiết
CV
14 tháng 12 2019 lúc 7:51

- Yêu trăng với Lí Bạch là biểu hiện của tình yêu, sự hoà hợp với thiên nhiên.

- Nhà thơ mượn trăng để bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ với quê hương.

- Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình giúp nhà thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và gửi gắm tình cảm của mình.

=> Chủ đề: vọng nguyệt hoài hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H9
6 tháng 4 2023 lúc 18:01

Mục đích học của em gồm có nhiều mục đích và mục đích to lớn nhất là việc học của em sẽ có một ngày sẽ giúp đỡ được cho mọi người, xã hội, và cả đất nước. Mục đích thứ hai của em là giúp cho cá nhân em trở thành người tốt, một người có ích, có đạo đức, biết tôn trọng người khác, một người có tương lai rộng mở, thành đạt, không phụ thuộc vào người khác. Em không nói về thành tích học tập của mình vì khi nói sẽ không có điều gì xác thực rằng là em nói đúng. Mà việc em nói đến là bản thân mình phải có mục đích học tập. Phải biết suy nghĩ cho tương lai và cả quá khứ. Đừng để cho bản thân mình học nhưng không có mục đích thật sự vì như vậy thì cũng như không học.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TQ
16 tháng 2 2021 lúc 20:16

Bài 1: Bài nào vậy bn??

Bài 2:                                            BÀI LÀM

"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.

Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.

Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!

YÊU MỌI NGƯỜIbanhquayeu

Bình luận (2)
ND
Xem chi tiết
TA
6 tháng 9 2021 lúc 20:22

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa