Những câu hỏi liên quan
16
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
21 tháng 11 2023 lúc 22:03

- Hoàn cảnh ra đời: sau khi đất nước giành được độc lập, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược

- Đặc điểm

+ Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của dân tộc

+ Khẳng định chiến thắng của dân tộc

+ Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
23 tháng 1 2018 lúc 5:26

   Đây là văn kiện có nhiều tiến bộ, có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiêu biểu của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng có những hạn chế: không thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm buôn bán nô lệ, phụ nữ không có quyền bầu cử.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DL
20 tháng 3 2022 lúc 8:08

Mở bài

-   Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là mẫu mực của loại văn chínhluận.

-    Đoạn mở đầu được viết rất cao tay : vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâusắc.

Thân bài

-    Bác mở đầu bản tuyên ngôn bằng việc trích dẫn các câu nói  nổi tiếng về quyền con người trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ năm 1776 và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm1791:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...quyền mưu cầu hạnh phúc…”

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...bình đẳng về quyền lợi” Từ đó Người đi tới suy luận : “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”

=> Cách mở đầu độc đáo, sáng tạo, đày sức thuyết phục, vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

-    Khéo léo : Từ quyền con người Bác phát triển quyền thành quyền lợi của các dân tộc. Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc ViệtNam.

-    Kiên quyết : Ngầm nhắc nhở người Pháp, người Mỹ đừng phản bội lại lời tổ tiên mình, đừng vấy bùn lên lá cờ nhân đạo và chính nghĩa của dân tộc mình; Bác đã vận dụng chiến thuật „gậy ông đập lưng ông”; ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của Pháp,Mĩ.

-   Hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:

+ Ý kiến “ suy rộng ra” ấy là một đóng góp vô cùng quan trọng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên  thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân   trên khắp thế giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX.

Với cách lập luận như vậy, Bác đã bày tỏ thái độ trân trọng, đề cao tư tưởng nhân quyền, dân quyền trong hai bản tuyên ngôn - những tư tưởng tiến bộ của người Pháp,    người Mĩ; đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau ( thực sự cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791) -> thể hiện rõ niềm tự hào, tự tôn dân tộc của Bác

Dùng những từ ngữ : lời bất hủ, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được… khẳng định quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc như một chân lí, một điều hiển nhiên

Hiệu quả  - ý  nghĩa  : Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn.

Kết bài:

Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng  tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
2 tháng 8 2023 lúc 19:51

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
30 tháng 11 2023 lúc 10:39

- Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

- Em nắm các sự kiện chuẩn bị cho quá trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập có thể tóm lược lại các sự kiện đó như bảng sau:

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Ở tờ lịch chỉ cung cấp thời gian, và những thông tin cơ bản về ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam(1945) còn ở văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” người viết đã trình bày rất rõ ràng cụ thể chi tiết quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đó như thế nào. 

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
TH
13 tháng 12 2022 lúc 19:58

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-a95351.html#ixzz7nM2cxXRW

Bình luận (0)
NM
13 tháng 12 2022 lúc 19:58

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 3 2017 lúc 4:22

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

   + Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

   + So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

Bình luận (0)