Thể thơ và PTBĐ chính trong bài thơ "Tiếng Gà Trưa" là:
Nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa” thể hiện là gì?
- Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước.
Trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh cũng có đoạn thơ sử dụng thành công phép điệp ngữ khi viết về tiếng lòng yêu Tổ Quốc:
A)chép chính xác những câu thơ đó
B)Xác định thể thơ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
giúp mình với ạ
Tiếng gà trưa:
a)Thể thơ:
PTBĐ:
b)Biện pháp tu từ ở khổ cuối:
-》Tác dụng:
Điệp ngữ:
a) Thể thơ: năm chữ nhưng có sự sáng tạo, linh hoạt về số câu trong một khổ hay số tiếng trong một câu và cách gieo vần.
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
b) Biện pháp tu từ ở khổ cuối: điệp từ ''vì'' (4 lần)
Tác dụng: Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì" để nhấn mạnh mục tiêu chiến đấu của người chiến sĩ. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Điệp ngữ: ''nghe'', ''vì''
Cậu ơi, tớ không hiểu ở chỗ điệp ngữ là cậu muốn trả lời điệp ngữ sử dụng ở câu cuối hay là tất cả các điệp ngữ được sử dụng trong bài. Nên tớ trả lời hết tất cả ra luôn, nếu tớ có trả lời không đúng ý cậu thì cho tớ xin lỗi và cậu có thể tham khảo trên internet nha.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))
Bài số 2: Em thích nhất khổ thơ nào trong bài thơ ''Tiếng gà trưa'' Hãy nhớ viết và nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
em thích nhất khổ thơ cuối của bài thơ:
cháu chiến đấu hôm nay
vì lòng yêu tổ quốc
vì xóm làng thân thuộc
bà ơi,cũng vì bà
vì tiếng gà cục tác
ở trứng gà tuổi thơ
-theo em đó là khổ thơ hay nhất vì:
ổ trứng hồng tuổi thơ từ âm thanh tiếng gà trưa, người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị. Mục đính chiến đấu của người cháu là vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà và cũng vì tiếng gà kỉ niệm. Điệp ngữ "vì" được lặp đi lặp lại thể hiện niềm tin chân thật và chắc chắn của tác giả về mục đích chiến đấu hết sức cao cả và cũng hết sức giản dị,bình thường. Người cháu đi chiến đấu với bao nhiêu gian lao,vất vả nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi được làm việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước,xóm làng. Nơi có bà, có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính những cái nhỏ nhất ấy làm cho em cảm thấy xúc độngTrên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
sự việc chính trong bài thơ tiếng gà trưa
1/ Trình bày lại bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ “ Tiếng gà trưa” bằng cách của em .
2/ Bài thơ tiếng gà trưa được viết theo thể thơ ngũ ngôn nhưng có một câu thơ không phải là năm chữ, đó là câu thơ nào? Câu thơ ấy được lặp đi lặp lại mấy lần? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
3/ Đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:
- Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ nhất gợi lên hình ảnh nào?
- Hình ảnh đàn gà được khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
6/ Đọc khổ thơ 3,4,5,6 và trả lời câu hỏi:
- Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ hai và lần thứ ba gợi lên hình ảnh nào?
- Trong âm thanh tiếng gà trưa, kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Đó là những kỉ niệm nào? Em thích nhất hình ảnh thơ nào ? Trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh thơ đó.
- Tìm những từ ngữ biểu cảm trực tiếp.
- Em có nhận xét gì về hình ảnh người bà trong bài thơ và tình cảm của người chiến sĩ đối với bà như thế nào?
7/ Đọc khổ 7,8 của bài thơ và trả lời câu hỏi:
- Vì sao nhà thơ lại suy nghĩ rằng: Tiếng gà trưa/ Mang bao nhiêu hạnh phúc?
- Trong khổ thơ cuối, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy khẳng định điều gì?
8/ Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
9/ Kết thúc bài thơ là hình ảnh “ Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Em hãy tìn trong bài thơ những câu thơ có hình ảnh những quả trứng hồng. Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh thơ đó.
10/ Giải thích nhan đề : “ Tiếng gà trưa”.
11. Kể một kỉ niệm về bà của em. Suy ghĩ của em về tình bà cháu trong cuộc sống hiện nay.
giúp mình với mình dag cần gấp
nêu ngắn gọn nội dung chính trong đoạn thơ trên (đoạn cuối của bài thơ tiếng gà trưa)
nội dung của khổ cuối bài Tiếng gà trưa:
lòng yêu gia đình của người cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh, vì sao tiếng gà trưa thân thuộc, bình dị lại có thể làm người lính trẻ xúc động?
Vì tiếng gà làm cho người lính nhớ về bà, những kỉ niệm tuổi thơ với bà...
Bài thơ nắng mới cũng được mở đầu bằng hình ảnh nắng và tiếng gà trưa, cũng từ tiếng gà gợi tới quá khứ nhưng lại theo một mạch thơ khác hẳn so với mạch thơ trong bài tiếng gà trưa. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 bài thơ này.