Những câu hỏi liên quan
VM
Xem chi tiết
MG
1 tháng 1 2018 lúc 21:20

Bài làm

Chiếc cặp, người bạn thân của em, có hình chữ nhật, tương đối nhỏ bằng chiếc đầu máy nhưng bề dày phần trên hơn phần dưới, rất vừa vặn với thân hình nhỏ nhắn của em. Cặp được làm bằng xi-mi-li giả da, khoác lên người là chiếc áo màu vàng được viền quanh cặp bởi màu đỏ. Đây cũng là hai màu mà em yêu thích. Mặt cặp được trang trí hình hai chú chuột ngộ nghĩnh, xinh xắn. Lưng cặp có hai quai đeo bằng vải bố rất chắc. Khi đeo cặp lên vai hệt các chú bộ đội đang hành quân. Nếu không thích đeo thì em có thể xách ỏ chiếc quai trên gáy cặp. Khóa cặp xi trắng bóng loáng, nổi bật trên chiếc cặp. Khi bấm khóa, mỏ nắp cặp để khám phá bên trong, em cảm thấy thật thích thú bởi hai tiếng “tách ... tách” rất vui tai. Thế là em cứ muốn đóng vào mở ra nhiều lần để nghe âm thanh đó.

 

Bình luận (0)
MM
14 tháng 6 2018 lúc 11:27


Chiếc cặp đó không có quai xách như mọi cặp khác. Chỉ có hai quai để đeo trên lưng như cái ba lô của các chú bộ đội. Nó lại cũng không hoàn toàn giống cái ba lô hay cái túi đeo của các anh chị thanh niên hiện đang ưa dùng. Túi đeo hay ba lô có cái đáy tròn hay bầu dục, miệng rộng và có dây túm chặt miệng túi, miệng ba lô khi đeo trên lưng. Cái cặp của em đẹp như mọi cái cặp khác, cũng hình chữ nhật. Nhưng mọi cặp là chữ nhật nằm, riêng cái của em lại chữ nhật đứng, và cạnh trên có dáng cong cong mềm mại. Mọi cái cặp có nắp đậy, cái của em không có nắp mà có dây khóa phéc – mơ – tuya mở đáy trên của cặp. Dây phéc – mơ – tuya rất dài, chạy tuốt từ giữa đáy bên phải, lên tới đáy trên, rồi tuột xuống đến giữa đáy bên trái. Vì vậy, khi kéo dây khóa, miệng cặp được mở thật rộng, rất thuận tiện cho việc lấy sách vở để ở trong cặp. Mặt ngoài, phía trước của cặp còn một túi nữa, rộng suốt chiều ngang của mặt cặp và cao đến nửa thân cặp, có dây khóa phec – mơ – tuya mở đóng. Túi cặp màu xanh dương càng làm nổi rõ hình chú mèo xinh xắn đang đeo cặp sách rảo bước đến trường. Chú mèo trắng với chiếc nơ đỏ nổi trên mặt túi xanh. Và tất cả rạng rỡ trên chiếc cặp đỏ tươi. Một màu đỏ tươi mát.

Bình luận (0)
SG
14 tháng 6 2018 lúc 17:20

Mẹ đã chọn cho em một chiếc cặp thật hợp với sở thích của em. Nó vừa vặn và xinh xắn. Cặp được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào ai cũng có cảm giác mát lạnh và mềm mềm như da của em bé. Có lẽ chiếc cặp to bằng quyển sổ ghi điểm của cô giáo nhưng không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào hai cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt của chiếc cặp có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng tấm mê ca mỏng có khóa kéo đi kéo lại.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MH
9 tháng 12 2021 lúc 22:31

Tham khảo

Em được lên lớp 4, bố em mua cho em chiếc cặp sách ở cửa hàng bách hóa. Em rất thích chiếc cặp mới này.

Chiếc cặp màu đen bóng, có in hình hai bạn đi học. Trông hai bạn này đẹp, ngộ lắm, miệng cười tươi. Em bấm cái khóa trắng đánh tách một cái, nắp cặp bậc ra liền.

Ở trong đó có hai ngăn, chưa đựng gì mà lại có mùi vị khó tả. Bố em bảo loại cặp này chịu được mưa nhỏ. Nó không phải bằng da, nó làm bằng thứ vải đặc biệt. Em lấy sách, tập ra cho vào cặp. Mỗi ngăn cặp lớn hơn cuốn sách học. Em nhét thêm hộp đựng bút, thước, tẩy. Ngăn cặp phồng lên. Em xách thử, chiếc cặp, chiếc cặp trĩu tay xuống. Em lại mở ra cất bớt sách, buổi nào học bài gì thì em chỉ đem sách, tập đó thôi. Mang cả đi, vừa nặng vừa mau hư cặp. Em xem lại, cái quai xách nhỏ xíu, vừa lọt đủ bàn tay em. Nó không chịu được nặng quá đâu. Em xách chiếc cặp mới, đi một vòng trong nhà mà cảm thấy lớn hẳn lên.

Từ nay chiếc cặp là người bạn đi học cùng với em. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bền lâu, giữ gìn sách, tập. Em đặt cặp lên bàn học, ngắm hoài hai bạn đang cười trên lưng cặp… “ tớ không bao giờ quăng các cậu xuống đất đâu nhé”.

Bình luận (5)
H24

Tham khảo:

Em được lên lớp 4, bố em mua cho em chiếc cặp sách ở cửa hàng bách hóa. Em rất thích chiếc cặp mới này.

Chiếc cặp màu đen bóng, có in hình hai bạn đi học. Trông hai bạn này đẹp, ngộ lắm, miệng cười tươi. Em bấm cái khóa trắng đánh tách một cái, nắp cặp bậc ra liền.

Ở trong đó có hai ngăn, chưa đựng gì mà lại có mùi vị khó tả. Bố em bảo loại cặp này chịu được mưa nhỏ. Nó không phải bằng da, nó làm bằng thứ vải đặc biệt. Em lấy sách, tập ra cho vào cặp. Mỗi ngăn cặp lớn hơn cuốn sách học. Em nhét thêm hộp đựng bút, thước, tẩy. Ngăn cặp phồng lên. Em xách thử, chiếc cặp, chiếc cặp trĩu tay xuống. Em lại mở ra cất bớt sách, buổi nào học bài gì thì em chỉ đem sách, tập đó thôi. Mang cả đi, vừa nặng vừa mau hư cặp. Em xem lại, cái quai xách nhỏ xíu, vừa lọt đủ bàn tay em. Nó không chịu được nặng quá đâu. Em xách chiếc cặp mới, đi một vòng trong nhà mà cảm thấy lớn hẳn lên.

Từ nay chiếc cặp là người bạn đi học cùng với em. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bền lâu, giữ gìn sách, tập. Em đặt cặp lên bàn học, ngắm hoài hai bạn đang cười trên lưng cặp… “ tớ không bao giờ quăng các cậu xuống đất đâu nhé

Bình luận (2)
LL
9 tháng 12 2021 lúc 22:31

tk

 

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mica trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TD
11 tháng 3 2018 lúc 15:43

Đoạn văn tham khảo

   Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động.



 

Bình luận (0)
AY
11 tháng 3 2018 lúc 15:53

Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

   Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

   "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn. Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước dều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

Bình luận (0)

Hè năm ngoái, em đã được bố em cho lên Hà Nội chơi và đã đến thăm công viên Thủ Lệ. Buổi đi chơi ấy đã giúp em khám phá được nhiều hơn vẻ đẹp của một trong những danh thắng đẹp nhất của thủ đô ngàn năm văn hiến – một không gian thanh bình, tươi đjep để mọi người nghỉ ngơi và vui chơi.

Công viên Thủ Lệ là một công viên lớn nằm ở trung tâm thủ đô với diện tích khoảng bốn héc ta và giáp với nhiều đường phố lớn của Hà Nội. Hằng ngày, công viên luôn đón chào hàng ngàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc và cả khách quốc tế đến tham quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và ngày lễ. Sỡ dĩ mọi người có thể vào được trong là nhờ bác cổng tận tụy lúc nào cũng dang rộng cánh tay lực lưỡng của mình chào đón du khách mà chẳng bao giờ mệt mỏi. Trong công viên, bầu không khí trong lành, mát mẻ sẽ làm bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.

Buổi sáng, khi mặt trời lên cao, ban phát những ánh sáng rực rỡ, cũng là lúc công viên bừng tỉnh để đón một ngày mới với du khách ghé thăm. Em là một trong những vị khách đầu tiên, háo hức nắm tay bố mẹ bước vào công viên. Chà, công viên mới rộng lớn và đẹp làm sao! Những bồn hoa ngay cạnh cổng vào còn vương sương đêm, hương bay ngào ngạt quyến rũ lũ bướm dập dờn bay lượn. Những thảm cỏ xanh mướt còn đãm nước, được ánh mặt trời chiếu rọi, sáng loáng, lấp lánh. Những con đường bê tông ngả màu xám do gió mưa, thời gian tỏa đi khắp công viên dẫn lối mọi người thăm thú, khám phá khu vui chơi. Hai bên đường, hàng cây cổ thụ xanh rì, khẽ rì rào cùng chị gió tinh nghịch. Mấy chú chim chuyền cành hót véo von, tạo nên những bản nhạc vui nhộn đón chào buổi sớm.

Khách du lịch đến mỗi lúc một đông, từng tốp từng tốp, trong đó có rất nhiều các em nhỏ. Mọi người nhanh chóng tả ra khắp mọi nơi để vui chơi và tham thú. Bên những khóm hoa, các bạn trẻ đang tíu tíu chụp những tấm ảnh kỉ niệm. Em chạy nhảy trên con đường còn ướt sương đêm. Công viên thật rộng. Bên cạnh những hàng cây cao là một chiếc hồ lòng chảo – nguồn nước nuôi sống cây cối trong công viên. Nước hồ xanh biếc. Những nàng cây điệu đà nghiêng mình xuống mặt nước làm dáng. Bắc ngang hồ là chiếc cầu cong cong màu đỏ tươi nối công viên với đảo Cá sâu.

Em háo hức chạy lại các chuồng thú. Các con thú được nhốt trong các chuồng sắt, san sát nhau, đủ các loại khiến em có cảm giác như mình đang lạch vào một khu rừng hoang dã. Những chú  khỉ tinh nghịch chuyền từ cành này sang cành khác rất tài tình, giờ tay ra bắt lấy đồ ăn do những vị khách né, cho. Em cũng tặng chú một trái chuối chín thơm lừng và đã chụp được một tấm ảnh rất dễ thương cạnh chú. Những bác vui già màu xám, đang chậm rãi dùng chiếc vòi ăn cỏ hay mía. Không biết những chiếc xích kia có làm các bác đau chân không nhỉ? Những anh hươu chị nai hiền lành nhởn nhơ dạo chơi. Các loài chim, cong khoe những bộ cánh sặc sỡ, điệu đà. Em đã rất sợ khi đến gần những chuồng cọp, hổ báo. Với những cặp mắt sắc lạnh, hung dữ, chúng đi vòng quanh chuồng, giương mắt nhìn khách khiến bọn trẻ con sợ hại. Rất nhiều, rất nhiều những loài vật khác nhau với những thú vị, đặc sắc riêng, khiến em đi hết từ thích thú này đến thích thú khác.

Khu thu hút đông du khách nhí nhất là khu trò chơi. Ở đây tập trung rất nhiều trò chơi thú vị dành cho các bạn nhỏ, từ những trò nhẹ nhành như đu quạy, đạp vịt, nhà bóng đến những trò mang lại cảm giác mạnh như tàu hỏa, nhà ma … Em cũng được mẹ cho chơi nhà bóng và lái ô tô.

Buổi trưa, ông mặt tời lên đến đỉnh trời, rọi chiếu những ánh sáng gay gắp khắp công viên. Cả công viên Thủ Lệ như được dát vàng. Những hàng cây cối xòe rộng nhất tán lá của mình để giúp du khách chống lại cái nắng. Chị gió tinh nghịch thình thoảng khẽ nô đùa cùng cây cối.

Những hàng ghế đá chất kín người ngồi nghỉ ngơi. Trên thảm cỏ xanh, những anh chị thanh niên ngồi trò chuyện. Mặt hồ không còn xanh trong như buổi sáng mà khoác tấm áo bạc lấp lạnh, phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ. Những con thú đến giờ ăn trưa, có vể mừng rỡ. Không gian trở nên yên tĩnh hơn, như đang nghỉ trưa để chuẩn bị cho một buổi chiều náo nhiệt.

Buổi chiều, khi ông mặt trời thu dần những tia nắng vàng gay gắt cũng là lúc công viên đón thêm những đoàn khách mới. Không còn cái nắng nóng của buổi trưa mà không gian mát mẻ, trong lành đã trở lại. Mọi người lại tấp nập quanh những chuồng thú và khu vui chơi. Sự sôi động đã trở lại với công viên Thủ Lệ. Em cùng bố mẹ đi quanh công viên một lần nữa trước khi ra về trong luyến tiếc. Chắc hẳn một lúc nữa thôi, khi mặt trời đi ngủ, cũng là lúc công viên đóng cửa nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bận rộn.

Bước ra cổng công viên, em vẫn còn lưu luyến không muốn rời chân. Công viên Thủ Lệ quả là một danh lam thắng cảnh, một khu vui chơi giải trí lớn của thủ đô thân yêu. Hi vọng vẻ đẹp tươi xanh của công viên sẽ còn mãi tô điểm thêm không gian xanh cho thành phố nghìn năm tuổi. 

Bình luận (0)
PT
12 tháng 4 2018 lúc 19:19

có chép mang ko vậy bạn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DA
22 tháng 3 2022 lúc 14:12

bạn đăng câu trả lời để làm gì ?

Bình luận (0)
H24
3 tháng 4 2022 lúc 16:07

Để cho mấy bạn không biết thì tham khảobanh

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
LY
Xem chi tiết
WS
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

Bình luận (0)
WS
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu tượng, hình ảnh của trường học.

Cái trống có mặt ở trường của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nổi tráng bánh cuốn. 

Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!” Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng. 

Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn. 

Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nới đâu trên đất nước song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.

Bình luận (0)