làm bài thơ 4 câu câu đầu 1 và 2 là vần trắc câu 3 và 4 là vần bằng
a) Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát?
b) Điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trong SGK trang 155. Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V.
c) Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sau và tiếng thứ tám trong câu 8.
d) Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu).
a. Cặp câu thơ lục bát:
- Dòng đầu : 6 tiếng
- Dòng sau : 8 tiếng
b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:
c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại
d. Luật thơ lục bát:
Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu
- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.
- Vần :
+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.
+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp :
+ Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
+ Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
Câu 1: Nêu các quy định cần phải tuân theo khi viết 1 bài thơ lục bát < gieo vần, luật bằng trắc >
Câu 2: Nêu dàn ý chung cách làm bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân
Cần gấp!!
Làm 1 bài thơ lục bát về quê hương có 4 câu, nhịp vần và không lập lại từ
Bạn tham khảo nha:
1. Mơ thèm miếng nắng qua đây
Gió hong da đất cho cây nứt chồi
Vén mây nhen sáng đèn trời
Hâm cơn lũ cuối mà phơi hương chiều.
2. Quay về nhón hạt thóc cười
Vểnh nghe trâu ợ ra lời rạ rơm
Phanh trần hóng gió quạt bờm
Khóc con cà cuống nướng thơm hướng đình.
Bạn tham khảo nha:))
1.Trăm ngàn hò hét giáo điều
Chả bằng tí tẹo cơn yêu dân cày
Miếng ngon nhất thế gian này
Là câu lục bát mớm đầy tai con.
2.Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
3.Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
4.Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê.
5.Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
6.Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
7.Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh.
8.Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
9.Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
10.Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
11.Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về.
12.Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
13.Mơ thèm miếng nắng qua đây
Gió hong da đất cho cây nứt chồi
Vén mây nhen sáng đèn trời
Hâm cơn lũ cuối mà phơi hương chiều.
14.Mơ thèm miếng nắng qua đây
Gió hong da đất cho cây nứt chồi
Vén mây nhen sáng đèn trời
Hâm cơn lũ cuối mà phơi hương chiều.
15.Quay về nhón hạt thóc cười
Vểnh nghe trâu ợ ra lời rạ rơm
Phanh trần hóng gió quạt bờm
Khóc con cà cuống nướng thơm hướng đình.
Mặt trời đã gối cầu vồng
Ánh ban mai khẽ nhuộm hồng sắc hoa
Con sông kia chảy hiền hòa
Đàn chim hớn hở vội sà xuống cây.
Câu 2. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp trong 4 câu thơ đầu?
Tham khảo:
Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2
Tự sáng tác 2-4 câu thơ lục bát về chủ đề Tết (đúng luật bằng-trắc; đúng cách gieo vần)
Xuân về gió lạnh heo may
Trời xuân thổi gió bên ngoài hành lang
Chập chừng mấy ngày kề xuân
Nhà nhà sắm tết mua đồđi chơi
Nhà nhà quây quần bên nhau
Gói đòn bánh tét gói cặp bánh chưng
Nhà tôi cũng giống vậy thôi
Người chẻ lạt dây người rọc lá động
Vừa làm vừa kể chuyện vui
Ngồi cười khúc khích khằng khặc bên nhau
. Ngồi cạnh nồi bánh chưng xanh
Đắp chăn chải chiếu nằm cạnh bên nhau
Ai làm giúp mik một bài thơ bốn chữ đi sao cho phải có
Mỗi câu có bốn tiếng;
Số câu không hạn định;
Thường ngắt nhịp 2/2;
Vần: Kết hợp vần chân và vần lưng, gieo vần liền hoặc vần cách
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
a. Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ.
b. Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ
a, Chiều
Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe
Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê
b, Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
- Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.
em hãy tìm hiểu và trình bày thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (Bài qua đèo ngang).Chú ý về số câu, số chữ, niêm,luật, đối, bằng,thanh, bằng trắc, gieo vần,nhịp thơ
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-tho-that-ngon-bat-cu-duong-luat-41280n.aspx
Bạn có thẻ xem mẫu tại đây nha
Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.
Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niên luật chặt chẽ.Có phép đối giữu câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
"Lom khom" đối với "lác đác", "dưới núi" đối với "bên sông", " nhớ nước" đối với "thương nhà".... Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Phép đối giữu các câu cân xứng và rất chỉnh như "Lặn lội" đối với "eo sèo" , "quãng vắng" đối với "buổi đò đông".... Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là "thất đối".
Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết. Hai cầu đầu tiên, câu một và câu hai là hai câu mở đầu, bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kì phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-tho-that-ngon-bat-cu-duong-luat-41280n.aspx
Thất ngôn bát cú là một thế thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương,đất nước đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian. Tóm lại, thất ngôn bát cú thực sự là một thể thơ tuyệt vời giúp các thi sĩ dệt lên những trang thơ hay, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc lưu truyền mãi đến về sau.
Những câu nào trong bài thơ có tiếng hiệp vần?
A. Các câu 1 – 3 – 5 – 7 – 8
B. Các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. Các câu 1 – 2 – 3 – 4 – 5
D. Các câu 4 – 5 – 6 – 7 – 8
Chọn đáp án: B. Các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8