Những câu hỏi liên quan
PT
Xem chi tiết

Nhắc đến triều đại nhà Trần, ta không thể không nhắc đến một nhân vật lớn, nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân là Trương Hán Siêu. Ông là một người có trình độ học vấn vô cùng sâu rộng, uyên bác, lại trải qua những bốn đời vua nhà Trần là Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông và cả hai cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã đóng góp rất nhiều cho nhà Trần, được các vị vua thời này tôn kính như một bậc thầy. Trương Hán Siêu cũng là người biên soạn nhiều tác phẩm nổi tiếng, là những áng văn bất hủ mỗi khi nhắc lại. Đó là Bạch Đằng Giang phú, Linh tế thập kỷ, Quang Nghiêm Tự bi văn… Năm 1308, ông được bổ nhiệm làm Hàn lâm học sĩ ở đời vua Trần Anh Tông. Đến đời vua Trần Minh Tông, ông giữ chức hành khiển, làm Môn hạ hữu ty lang tông ở đời Trần Hiến Tông năm 1339. Và đến năm 1342, vào đời vua Trần Dụ Tông thì ông giữ chức Tả ty lang trung kiêm Kinh lược. Vào tháng 11 năm 1353, Trương Hán Siêu xin cáo bệnh về quê nhưng chưa kịp đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua đã truy tặng cho ông các chức danh lần lượt là hàm thái bảo và thái phó. Năm 1972 được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám. Trong suốt cuộc đời của mình, Trương Hán Siêu đã nhiều lần được giữ những chức vụ quan trọng và đóng góp đáng kể cho đất nước. Kể cả cho đến khi ông mất thì vua và các quan trong triều cũng vô cùng đau xót, truy tặng cho ông những danh huy chương đáng giá. Đặc biệt, việc Trương Hán Siêu được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám sau khi ông mất cho thấy sự coi trọng của quân vương đối với ông. Vai trò của Trương Hán Siêu đối với đất nước được ví như những bậc hiền triết thời xưa. Những tác phẩm của Trương Hán Siêu thường là những áng văn bất hủ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Một trong những nét điển hình cho phong cách của Trương Hán Siêu là cái nhìn về lịch sử, mang dấu ấn hoài niệm, hoài cổ nhưng vẫn đầy trữ tình. Và bài Bạch Đằng Giang Phú (Phú sông Bạch Đằng) chính là một tác phẩm minh chứng cho điều này.

 

bạn tham khảo!

Bình luận (0)

Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.

Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh TẾ Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng"Bạch Đằng giang phú" được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú"vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.

"Bạch Đằng Giang phú" là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

"Bạch Đằng giang phú" được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này.

Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu" (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử – xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới.

Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên – Ninh Bình, một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật này. Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu tú của văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng danh nhân tôn vinh ở Văn miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng "liệt hạng" xưa kia, mặc dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng nói lên rằng triều đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết lựa chọn tài năng theo những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với những người như Trương Hán Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành bất tử.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
29 tháng 7 2019 lúc 5:50

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

    + Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

    + Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

    + Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

    + Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

    + Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

    + Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
LL
15 tháng 2 2019 lúc 18:38

Trương Hán Siêu (?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú rất được lưu truyền...

Tiểu sử

Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.

Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.

Văn học

Trương Hán Siêu có bài Bạch Đằng Giang phú được truyền tụng là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:

"Giặc tan muôn thủa thái bình,

Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".

Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế thập ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó có đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật. Ông còn là một nhà văn hoá, có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam.

Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" nói về núi Dục Thúy ở Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Dục Thúy Sơn nghĩa là "núi có hình con chim trả đang tắm gội" - tên này do chính ông đặt cho ngọn núi Non Nước ở quê hương ông.

Dịch nghĩa

Sắc núi vẫn xanh mượt mà,

Người đi chơi sao không về?

Giữa dòng sáng ngời bóng tháp,

Thượng giới mở cánh cửa hang.

Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi như ngày nay,

Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng,

Trời đất ở Ngũ-hồ rộng thênh thang,

Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.

Dịch thơ (Trần Văn Giáp)

Non xanh xanh vẫn như xưa,

Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!

Sóng in bóng tháp bồ đề,

Mở toang cửa động liền kề chân mây.

Đời lênh đênh trước khác nay,

Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.

Mênh mông trời đất Năm hồ,

Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.

Nhóm bài thơ "Vịnh Hoa Cúc" do Nguyễn Tấn Hưng dịch:

Vịnh hoa cúc (I)

Hoa tươi, năm ngoái ngày này,

Ngồi suông với bạn, rượu bày có đâu!

Việc đời thường trái ngược nhau

Bửa nay sẵn rượu, lại sầu không hoa.

Vịnh hoa cúc (II)

Thu nay mưa gió loạn cuồng

Mà sao cúc vẫn đầy vườn trổ bông

Phải chăng trời cũng chiều lòng

Cho loài hoa rét bạn cùng già nua.

Trương Hán Siêu trồng hoa cúc bên núi Dục Thúy Sơn, là hoa Sơn kim cúc (Hoàng Hoa). Ngày ngày ông chăm chút cho từng khóm cúc, nhành hoa:

Vũ dư khai phố di căn chủng

Sương hậu tuần ly trích nhị thu

Mạc đạo u nhân hồn lãn tán

Nhất niên mang sử thị thâm thu.

Mưa tạnh ra vườn tỉa gốc trồng

Sương gieo quanh giậu lượm từng bông

Chớ rằng nhàn ẩn nên lười nhác

Bận rộn khi ngày sắp cuối đông

(Đào Phương Bình dịch thơ)

Có lúc ông nhìn trời gió mưa thêm buồn mà than thở:

Nhất thu đa vũ hựu đa phong

Khởi ý thu hoa thượng mãn tùng

Ưng thị thiên công linh lãnh lạc

Cổ lưu hàn nhị bạn suy ông.

Trời thu lắm gió lại nhiều mưa

Khóm trĩu hoa thu thật chẳng ngờ

Tạo hoá phải chăng thương quạnh vắng

Dành bông hoa lạnh tặng già nua

(Đào Phương Bình dịch thơ).

Khi ở xa, cụ vẫn luôn canh cánh một nỗi nhớ về hoa cúc trên đỉnh núi:

Trùng dương thời tiết kim triêu thị

Cố quốc hoàng hoa khai vị khai?

Khước ức cầm tôn tiền nhật nhã

Kỷ hồi tao thủ phú quy lai.

Sớm nay vừa tiết trùng dương

Chẳng hay quê cũ hoa vàng nở chưa

Rượu đàn chạnh nhớ thú xưa

Vò đầu mấy bận làm thơ "đi, về"

(Huệ Chi dịch thơ).

Có lúc lại thiếu thốn làm ông càng buồn thêm nỗi cô đơn. Khi có hoa lại thiếu rượu. Khi có rượu lại không hoa. Cụ ngắm nhìn hoa cúc mà lại càng thêm sầu:

Khứ niên kim nhật hữu hoa đa

Đối khách sầu vô tửu khả xa

Thế sự tương vi mỗi như thử

Kim triêu hữu tửu khước vô hoa.

Ngày này, năm ấy hoa đương độ

Không rượu ngồi suông khách với ta

Trái ngược việc đời thường vẫn thế

Hôm nay có rượu lại không hoa

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
TD
14 tháng 2 2019 lúc 13:15

 Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.

   Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.

Bình luận (0)
HB
14 tháng 2 2019 lúc 19:56

cuộc đời và sự nghiệp nha mấy bạn

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 1 2019 lúc 10:37

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2021 lúc 7:49

#Tk

Trương Hán Siêu là một người có tính tình cương trực, học vấn uyên tâm, được các vua Trần tin cậy và tin dùng. Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất đời Trần, nhưng số lượng tác phẩm để lại không nhiều. Nổi bật nhất là Bạch Đằng giang phú, với hình tượng nhân vật “khách” để lại nhiều dư âm, ấn tượng trong lòng bạn đọc. Nhân vật “khách” có thú du ngoạn bốn phương, tâm hồn tự do, phóng khoáng :

 

Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết ….

 

Các địa danh được liệt kê liên tiếp: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… đây đều là những địa danh của Trung Quốc, thắng cảnh đẹp đẽ mà ai cũng mong muốn, mơ ước được một lần đặt chân đến. Nhân vật “khách” mượn những địa danh này để nói lên niềm đam mê, sở thích du ngoạn bốn phương của mình. Cách ông dùng từ đối lập: sớm – tối đã thể hiện rõ sở thích ngao du thiên hạ của bản thân. Qua sở thích đó còn thể hiện khát vọng tìm đến những vùng đất mới để khám phá và tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Mặc dù nhân vật khách đã được đi nhiều nơi nhưng Mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Đằng sau đó, ta còn thấy nguyện vọng, mong muốn thật sự của nhân vật “khách” khi đi du ngoạn non sông là muốn học theo Tử Trường ngao du mọi nơi để tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Bình luận (0)
MN
20 tháng 2 2021 lúc 7:54

Tham khảo:

Trong sự nghiệp văn học của mình, Trương Hán Siêu sáng tác không nhiều nhưng có lẽ chỉ cần một Bạch Đằng giang phú cũng đủ để làm nên tên tuổi của ông. Đọc bài ca, hầu hết mọi người đều chung ý nghĩ: nhân vật “khách” là sự phân thân của chính tác giả và sự xuất hiện của nhân vật này có ý nghĩa khá quan trọng.

Mở đầu bài phú, hình tượng nhân vật “khách” hiện lên gây ấn tượng trong mỗi chúng ta bởi thú tiêu dao. “Khách” dạo chơi phong cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, để nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. Tư thế của “khách” là tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao:

Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết

Tráng chí của “khách” thực ra cũng chính là tráng chí của Trương Hán Siêu. Nó được gợi lên từ các địa danh mà “khách” đã đi qua. Có những địa danh “khách” đi qua bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng:

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

Không gian “khách” đi qua thường là không gian rộng lớn như biển lớn (lướt bể chơi trăng), sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), là những vùng đất nổi tiếng như Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng…

Những chuyến phiêu lưu trong tưởng tượng như thế thể hiện tráng chí bốn phương của “khách”. Điều đáng quí là không vì mải miết chơi xa mà “khách” quên yêu những thắng cảnh của đất nước mình. Và đó là lí do “khách” dùng chân ở sông Bạch Đằng:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

Để rồi, thuyền trôi đến nơi đâu trên dòng sông ấy, trong lòng “khách” cũng sông lên những cảm xúc tự nhiên, chân thành. Có khi tráng chí cất cánh cùng thiên nhiên hùng vĩ:

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Cũng có khi lòng “khách” lắng vào cảnh vật ảm đạm, hiu hắt:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Sông chìm giáo gẫy, gò đầy xương khô

Sự xuất hiện của “khách” trong Bạch Đằng giang phú gắn với hình ảnh thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn và lòng yêu quê hương đất nước của nhân vật hay cũng chính là của Trương Hán Siêu.

Ở phần tiếp của bài ca, nhà văn đã để nhân vật “khách” đối thoại với các bô lão xung quanh chủ đề: cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân đội nhà Trần trước quân Nguyên Mông. “Khách” được các bô lão kể về chiến tích Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Sau lời kể về trận chiến là lời bình luận và suy ngẫm của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Trong cuộc đốì thoại, nhân vật “khách” đóng vai trò là người lắng nghe câu chuyện, đồng thời là người nói lời cuối cùng, kết lại lời kể và bình luận của các bô lão:

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thăng bình,

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Có thể nói tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu được thể hiện đậm nét trong những câu ca này và chính “khách” là người phát ngôn thay cho tác giả. Lời ca của “khách” khẳng định vai trò, vị trí quyết định của yếu tố con người trong công cuộc trùng hưng đất nước. Theo Trương Hán Siêu, thắng giặc không cốt ở đất hiểm mà chủ yếu là đức lớn, là sức mạnh của con người. Không có con người thì những yếu tố “thiên thời, địa lợi” cũng không giúp con người chiến thắng. Lời ca của nhân vật “khách”, thể hiện rõ sự tôn kính đối với hai vị vua triều Trần (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông). Ngợi ca công lao nghìn năm tiết rỡ của con người là cách Trương Hán Siêu thể hiện cảm hứng mang giá trị nhân văn có tầm triết lí sâu sắc.

Như vậy, nhân vật “khách” xuất hiện trong tác phẩm cùng với những ý nghĩa quan trọng. Đây chính là hình ảnh trữ tình của nhà văn Trương Hán Siêu. “Khách”vừa là hình tượng nhân vật trong bài phú, vừa thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc cũng như tinh thần nhân văn cao cả. Từ nhân vật này, ta có thể hình dung một cách rõ ràng về nội dung tư tưởng của sáng tác và tấm lòng yêu nước của Trương Hán Siêu.

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
AC
Xem chi tiết
SV
12 tháng 12 2021 lúc 18:16

C

Bình luận (5)
NH
12 tháng 12 2021 lúc 18:16

C

Bình luận (2)
PU
12 tháng 12 2021 lúc 18:17

C

Bình luận (0)