các bạn giúp mik câu 8 9 10 ở trên dạng 7 với
chủ đề là viết và tính theo công thức hoá học
giúp mik câu 4 và 5 với
chủ đề là tính theo công thức hoá học
4) \(M_{NH_3}=8,5.2=17\) g/mol
mN = 17.82,35% = 14 (g)
mH = 17 - 14 = 3 (g)
\(n_N=\dfrac{14}{14}=1\left(mol\right)\)
\(n_H=\dfrac{3}{1}=3\left(mol\right)\)
=> Trong 1 mol phân tử có 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H
=> \(NH_3\)
Câu 4 :
Ta có : MX = \(M_{H_2}.8.5=17\) (g/mol)
Có N chiếm 82.35% , H chiếm 17.65%
Nên khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là
mN = \(\dfrac{17.82,35}{100}=13.995\left(g\right)\)
=> mH = mX - mN = 3.005 (g)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là
nN = \(\dfrac{13.995}{23}\approx0.6\left(mol\right)\)
nH = \(\dfrac{3.005}{1}\approx3\left(mol\right)\)
=> CTHH của hợp chất X là NH3
Câu 5:
a) MX = 2.207 x 29 = 64.003 \(\approx64\left(đvC\right)\)
b) Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là
mS = \(\dfrac{64.50}{100}=32\left(g\right)\)
mO = 64 - 32 = 32 (g)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là
nS = \(\dfrac{32}{32}=1\left(mol\right)\)
nO = \(\dfrac{32}{16}=2\left(mol\right)\)
=> CTHH của hợp chất X là \(SO_2\)
5)
a) \(M_X=2,207.29\approx64\) (g/mol)
b) \(m_S=50\%.64=32\left(g\right)\)
\(m_O=64-32=32\left(g\right)\)
\(n_S=\dfrac{32}{32}=1\left(mol\right)\)
\(n_O=\dfrac{32}{16}=2\left(mol\right)\)
=> \(SO_2\)
Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây. Viết các chất sản phẩm hữu cơ ở dạng công thức cấu tạo và kèm theo tên.
các bạn giúp mik dạng 6 này với
mik chỉ cần các bạn giúp câu 5 6 7 8 9 10
5. Ta có: x.Ca + 2.P+ 8.O = 310
\(\)<=> 40x + 62 + 128 = 310
<=> 40x = 120
<=> x = 3
CTHH của hợp chất: Ca3(PO4)2
6. Ta có : x.Na + S + 4.O = 142
<=> 23x + 32 + 64 = 142
<=> 23x = 46
<=> x = 2
CTHH của hợp chất là Na2SO4
7. Ta có: Zn + x.N + 3x.O = 189
<=> 65 + 14x + 48x = 189
<=> (14 + 48).x = 124
<=> x = 2
CTHH hợp chất là Zn(NO3)2
Các câu 8, 9, 10 bạn tự làm nhé, giống hệt cách làm chỉ thay số vào thôi ~!
5) Ca3(PO4)2
6) Na2SO4
7) Zn(NO3)2
8) Cu(NO3)2
9) K3PO4
10) Al(NO3)3
Giúp mih câu này ạ hoá lớp 7 bài 7 tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học theo chương trình mới khtn trang 56
a)
Gọi hợp chất đó là A
dh/chất/H2 = 81 =) MA = 81 x 2 = 162 (g/mol)
CTHH : CxHyNz
Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A là :
mC = \(\frac{162\times74,07\%}{100\%}=119,9934\approx120\)
mN = \(\frac{162\times17,28\%}{100\%}=27,9936\approx28\)
mH = \(\frac{162\times8,64\%}{100\%}=13,9968\approx14\)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1mol khí A là
\(n_H=\frac{m}{M}=\frac{14}{1}=14\left(mol\right)\)
\(n_C=\frac{m}{M}=\frac{120}{12}=10\left(mol\right)\)
\(n_N=\frac{m}{M}=\frac{28}{14}=2\left(mol\right)\)
=) Trong 1 mol phân tử hợp chất A có : 14 nguyên tử H , 10 nguyên tử C và 2 nguyên tử N
CTHH là : \(C_{10}H_{14}N_2\)
b) Bạn tự làm nha =)))
Chúc bạn học tốt
Nhôm hiđrôxit có thể tồn tại ở dạng axit và bazơ. Viết công thức hoá học của 2 dạng này, viết phương trình hoá học thể hiện tính axit và bazơ của nhôm hiđrôxit
Dạng axit - bazơ của nhôm hiđrôxit:
Al(OH)3 -→ HAlO2.H2O
Dạng Bazơ - Dạng axit( Axit aluminic )
PTHH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Axit - Bazơ
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Bazơ - Axit
câu chủ đề sau hãy nói không với thuốc lá và ma túy bạn nhé hãy viết đoạn văn 7-10 câu theo mô hình quy nạp làm rõ câu chủ đề trên. sử dụng trường từ vựng và câu ghép. mn giúp mik vs
Hãy nói không với thuốc lá và ma túy bạn nhé! Các bạn biết không, hút thuốc lá là một mối nguy hại vô hình đối với sức khỏe con người và nó còn gây ra nhiều tác hại khác đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc.Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin.Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi... Điều này đã giải thích vì sao nhiều người hút thuốc đã mắc cách bệnh về phổi. Nguy hiểm hơn nữa, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Và không những thế nó còn gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Từ thuốc lá, nếu không may, những người đó lại sẽ dẫm chân lên con đường ma túy. Thuốc lá đã nguy hiểm thì ma túy còn nguy hiểm hơn. Nó là một chất kích thích , gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức:hút, chích, hít…Nó như một mê dược khiến con người không thể dứt được. Và nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến con đường phạm tội cuả con người. Vì thế chúng ta phải nói “KHÔNG” với ma tuý và thuốc lá vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người .
`-` Câu ghép : Vì thế chúng ta phải nói “KHÔNG” với ma tuý và thuốc lá vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người .
`-` Trường từ vựng về thuốc lá : khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá.
#No_copy~~
Câu 1: Khi đốt cháy một loại gluxit ( công thức chung Cn(H2O)m) thu được khối lượng nước và CO2 theo tì lệ : 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên Câu 2: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau: a) Tinh bột (1) Glucozơ (2) Rượu etylic (3) Axit axetic (4) Etyl axetat (5) (6) Natrietylat Canxiaxetat b) Saccarozo (1) Glucozơ (2) Ancol etylic (3) Etyl axetat (4)Natri axetat
Câu 1 :
Coi n gluxit = 1(mol)
Bảo toàn nguyên tố với C,H .Ta có :
n CO2 = n(mol)
n H2O = m(mol)
Suy ra :
18m/44n= 33/88
<=> m/n = 11/12
Với m = 11 ; n = 12 thì thỏa mãn
Vật CT của gluxit là C12(H2O)11 hay C12H22O11
Câu 2 :
a)
\((1) C_6H_{12}O_6 \xrightarrow{t^o,xt} 2CO_2 + 2C_2H_5OH\\ (2) C_2H_5OH + O_2 \xrightarrow{men\ giấm} CH_3COOH + H_2O\\ (3) CH_3COOH + C_2H_5OH \buildrel{{H_2SO_4,t^o}}\over\rightleftharpoons CH_3COOC_2H_5 + H_2O\\ (5)CH_3COO_2H_5 + NaOH \to CH_3COONa + C_2H_5OH\\ (6) 2C_2H_5OH + 2Na \to 2C_2H_5ONa + H_2\)
b)
\((1)C_{12}H_{22}O_{11} + H_2O \xrightarrow{t^o,H^+} C_6H_{12}O_6 + C_6H_{12}O_6\\ (2)C_6H_{12}O_6 \xrightarrow{t^o,xt} 2CO_2 + 2C_2H_5OH\\ (3)C_2H_5OH + CH_3COOH \buildrel{{H_2SO_4,t^o}}\over\rightleftharpoons CH_3COOC_2H_5 + H_2O\\ (4)CH_3COOC_2H_5 + NaOH \to CH_3COONa + C_2H_5OH\)
Các bạn giúp mình câu Tin học này với!!
- Cách sử dụng công thức tong chương trình bảng tính
- Em có nhân xét gì về ciệc sao chép và di chuyển nội dung các ô có công thức
Cảm ơn các bạn nhiều! ( đó là mấy câu trong đề cương thi học kì ở mình )
cần méo gì
đi thi ghi luôn:
1+1=3
vào đấy là có điểm luôn
Boy 2k4
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.
1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.
2. Tiếng Việt giàu đẹp.
(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)
3. Thuốc đắng dã tật.
4. Thất bại là mẹ thành công.
5. Không thể sống thiếu tình bạn.
6. Hãy biết quý thời gian.
7. Chớ nên tự phụ.
(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)
8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)
10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
11. Thật thà là cha dại phải chăng?
(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)
a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?
b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.
a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.
b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:
- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.
c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:
- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).
Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.