Những câu hỏi liên quan
HN
Xem chi tiết
OI

(trang 49-50 SGK lớp tập 2)

Bình luận (0)
H24
27 tháng 2 2019 lúc 21:59

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” có chí thì nên”, đây là một câu tục ngữ có ý chí khuyến khích. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có chí thì nên”

- “ chí”: chí ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống.
- “ nên”: nên ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó.
=>Khẳng định vai trò mạnh mẽ, tầm quan trọng của ý chí. Có ý chí mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. có ý chí thì mọi trở ngại, khó khan đều có thể vượt qua.
2. Tại sao có ý chí lại có thành công?
- Vì ý chí tiếp cho ta sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
Ví dụ: e-di-son đã không nản lòng trước khi tạo ra bóng đèn
- Ý chí tiếp cho ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công 
3. Cách rèn luyện ý chí kiên trì cho bản than
- Đặt ra mục đích ban đầu cho mọi việc ta làm, việc đặt ra mục đích như vậy sẽ giúp ta một vạch ra đích đến thì con đường đi đến đích sẽ nhanh và dễ dàng hơn
- Sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
- Hãy tự nhủ với bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa của “ có chí thì nên”
- Đức tính kiên cường, vượt qua thử thách, khó khăn không thể thiếu của mỗi con người
- Giúp cho con người thành công mọi việc trong cuộc sống
- Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ có chí thì nên”

Hok tốt

Nguồn : Gồ - sama

Bình luận (0)
NT
28 tháng 2 2019 lúc 4:24

I. Mở bài

Nêu lên vấn đề cần chứng minh.

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, chúng ta luôn vấp phải nhiều khó khăn thử thách, đường đi đến thành công luôn chông gai. Để vượt qua mọi trở ngại và đi đến thành công ông cha ta khuyên răn: Có chí thì nên.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên

Khái niệm “chí” đó là ý chí, quyết tâm, kiên trì, bền bỉ theo đuổi đến cùng mục đích. Chí là nói về mặt tinh thần của con người.

Khái niệm “nên” được hiểu đơn giản là thành công, kết quả như mong đợi.

Có chí thì nên khẳng định rằng nếu có sự kiên trì, ý chí, cố gắng vào một việc cụ thể nào đó chắc chắn bạn sẽ thành công.  Để đạt được mục đích con người cần có ý chí.

2. Vì sao câu nói trên là chân lý ?

Ý chí của con người không phải tự nhiên mà có, đây là đức tính cần phải rèn luyện thường xuyên. Con người khi làm bất cứ việc gì cũng cần sự quyết tâm, ý chí đến cùng, trải qua quá trình rèn luyện trao dồi sẽ là cơ sở để đạt được thành công.

Trải qua gian nan, thử thách, vượt qua nhiều lần thất bại mới thấm thía kết quả của thành công.

Điển hình như Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ tuổi của nước ta thời phong kiến. Để đi đến thành công phải vượt qua cảnh nghèo khó, tinh thần ham học hỏi (đi chăn trâu viết trên lưng trâu, viết trên nền cát, viết trên lá chuối, học lỏm từ thầy giáo). Để đạt được Trạng nguyên trẻ tuổi.

Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu, ông rèn chữ ngày đêm để nổi danh bởi “văn hay chữ tốt” được người đời kính trọng, yêu mến.

Anh Nguyễn Ngọc Kí từ nhỏ không may bị liệt hai tay, nhưng không bỏ cuộc anh đã tập viết bằng chân. Hiện nay đã tốt nghiệp đại học và đạt được ước mơ trở thành thầy giáo.

3. Rèn luyện ý chí thế nào ?

Gặp thất bại không được nản chí, bỏ cuộc. Rút ra bài học kinh nghiệm sau thất bại và thử lại lần sau.

Thành công đến từ quá trình, hãy chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đạt được thành công.

III. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn,chân lý của câu tục ngữ.

Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã khẳng định một lần nữa muốn thành công cần ý chí, quyết tâm, kiên trì đến cùng. Đây cũng là lời răn dạy của cha ông ta với thế hệ sau về con đường đi đến thành công cần ý chí và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
MN
11 tháng 3 2021 lúc 20:25

Tham khảo:

Đề 1:

A. Mở bài

- Giới thiệu về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống

- Giới thiệu về câu tục ngữ " Có chí thì nên "

B. Thân bài

1. Giải thích

- " Chí " là hoài bão , là lí tưởng , là nghị lực và sự kiên trì của con người 

- " nên " là đạt được ước nguyện , là thành công con người đạt được

- Nghĩa cả câu : Câu tục ngữ muốn khuyên con người có ý chí , nghị lực thì sẽ đạt được thành công.

2. Chứng minh

- Cuộc đời vốn không bằng phẳng , luôn tồn tại những khó khăn , trở ngại cản bước con người.

- Khi đối diện với khó khăn , nếu con người nhụt chí , nản lòng thì sẽ gục ngã trước hoàn cảnh và trở thành kẻ thất bại.

- Ngược lại, nếu con người kiên trì, nỗ lực hết mình thì sẽ vượt qua khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn

- Ý chí có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người :

+ Tạo động lực để con người vượt qua khó khăn

+ Thúc đẩy bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người 

+ Ý chí cho con người sự mạnh mẽ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống

+ Ý chí vực dậy con người , giải thoát con người ra khỏi tuyệt vọng, buồn chán, quẩn quanh để tiếp tục đứng lên từ thất bại

+ Có ý chí và hành động cụ thể nhất định con người sẽ thành công

- Một vài tấm gương tiêu biểu đã thành công nhờ có ý chí , nghị lực phi thường như : thày giáo Nguyễn Ngọc Kí , hoa hậu H'Hen Niê, Hương Giang Idol

3.Phản đề :

- Phê phán những con người thiếu ý chí , nghị lực trong cuộc sống , dễ dàng buông xuôi và chấp nhận an phận , chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

C. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Khuyên con người sống phải có ý chí , nghị lực

Đề 2:

1. Mở Bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
H24
26 tháng 11 2017 lúc 10:18

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

Bình luận (0)
HB
26 tháng 11 2017 lúc 10:46


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

Bình luận (0)
H24
26 tháng 11 2017 lúc 18:44

DÀN BÀI

I.    Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II.               Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2.                 Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

-        Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3.                 Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

-     Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

-    Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích . Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông .

Học tốt !

:)

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
SP
Xem chi tiết
H24
5 tháng 1 2022 lúc 20:49

Tham khảo :

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ Có chí thì nên.

2. Thân bài

a. Giải thích

- "Chí" ở đây được hiểu là ý chí, là quyết tâm, nghị lực

- "Nên" chính là thành công, thành quả

=> Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời.

b. Chứng minh

* Vai trò của ý chí:

- Trên đường đời, có những lúc gặp phải những ghềnh thác, chông chênh => Cần có ý chí để vượt qua.

- Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí.

- Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

=> Lòng kiên trì, ý chí là sức mạnh lớn lao tạo nên thành công.

* Dẫn chứng

- Cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm => đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu => lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

- Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng chịu khó học hành => được nhận suất học bổng du học khi giành được vọng nguyệt quế năm.

* Bàn luận

- Phê phán những người sống thiếu ý chí

- Cách nuôi dưỡng ý chí

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

Bình luận (1)
H24
5 tháng 1 2022 lúc 20:53

I. Mở bài

Nêu lên vấn đề cần chứng minh.

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, chúng ta luôn vấp phải nhiều khó khăn thử thách, đường đi đến thành công luôn chông gai. Để vượt qua mọi trở ngại và đi đến thành công ông cha ta khuyên răn: Có chí thì nên

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên

Khái niệm “chí” đó là ý chí, quyết tâm, kiên trì, bền bỉ theo đuổi đến cùng mục đích. Chí là nói về mặt tinh thần của con người.

Khái niệm “nên” được hiểu đơn giản là thành công, kết quả như mong đợi.

Có chí thì nên khẳng định rằng nếu có sự kiên trì, ý chí, cố gắng vào một việc cụ thể nào đó chắc chắn bạn sẽ thành công.  Để đạt được mục đích con người cần có ý chí.

2. Vì sao câu nói trên là chân lý ?

Ý chí của con người không phải tự nhiên mà có, đây là đức tính cần phải rèn luyện thường xuyên. Con người khi làm bất cứ việc gì cũng cần sự quyết tâm, ý chí đến cùng, trải qua quá trình rèn luyện trao dồi sẽ là cơ sở để đạt được thành công.

Trải qua gian nan, thử thách, vượt qua nhiều lần thất bại mới thấm thía kết quả của thành công.

Điển hình như Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ tuổi của nước ta thời phong kiến. Để đi đến thành công phải vượt qua cảnh nghèo khó, tinh thần ham học hỏi (đi chăn trâu viết trên lưng trâu, viết trên nền cát, viết trên lá chuối, học lỏm từ thầy giáo). Để đạt được Trạng nguyên trẻ tuổi.

Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu, ông rèn chữ ngày đêm để nổi danh bởi “văn hay chữ tốt” được người đời kính trọng, yêu mến.

Anh Nguyễn Ngọc Kí từ nhỏ không may bị liệt hai tay, nhưng không bỏ cuộc anh đã tập viết bằng chân. Hiện nay đã tốt nghiệp đại học và đạt được ước mơ trở thành thầy giáo.

3. Rèn luyện ý chí thế nào ?

Gặp thất bại không được nản chí, bỏ cuộc. Rút ra bài học kinh nghiệm sau thất bại và thử lại lần sau.

Thành công đến từ quá trình, hãy chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đạt được thành công.

III. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn,chân lý của câu tục ngữ.

Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã khẳng định một lần nữa muốn thành công cần ý chí, quyết tâm, kiên trì đến cùng. Đây cũng là lời răn dạy của cha ông ta với thế hệ sau về con đường đi đến thành công cần ý chí và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 5 2017 lúc 14:16

Người có chí là người tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh chứ không đợi những may mắn đến với mình.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 9 2017 lúc 8:34

Chọn đáp án: C.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NT
20 tháng 2 2022 lúc 14:50

Cao Bá Quát, nghị lực trong học tập

Bác Hồ, nghị lực trong việc ra đi tìm đường cứu nước ( Bác đã học rất nhiều tiếng nước ngoài, học hỏi các nước khác )

Bình luận (0)
H24
20 tháng 2 2022 lúc 14:50

Nhà bác học Edison, thử nghiệm hàng nghìn lần mới tạo ra dây bóng đèn điện

Bình luận (0)
NA
20 tháng 2 2022 lúc 14:56

Trần Miên, Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Ngọc Ký, Bác Hồ,...

Bình luận (0)