Đề 2:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
Đề 2:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
-Để dạy bảo con cháu phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Tham khảo:
Thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở thành một vẻ đẹp bất diệt trong kho tàng văn học Việt Nam. Nó không chỉ tôn vinh văn học dân gian mà còn làm đẹp thêm kho tàng tri thức, những bài học, đạo lý của người xưa. Và trong số đó là câu tục ngữ:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó là tiếng vang êm ái nhắc nhở đến con cháu muôn đời hãy biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau.
Từ bao đời nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tình yêu thương đùm bọc, một dân tộc “trọng nghĩa nặng tình” đã để lại cái riêng rất đặc biệt cho con người Việt Nam. Dường như tình yêu thương, sự đùm bọc đã trở thành bản năng tất yếu có sẵn từ khi sinh ra. Câu tục ngữ trên là một trong những biểu hiện ấy, lưu truyền lại muôn đời nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý của người xưa cũng như càng khẳng định thêm tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Ta biết rằng, “nhiễu điều” là một loại vải đỏ mềm, mịn thường được dùng để phủ trên giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy những bụi bặm, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn được sạch sẽ. Hai thứ ấy hoàn toàn tách biệt, không liên quan tới nhau nhưng vẫn gắn bó, tôn vinh nhau. Có tấm gương, “nhiễu điều” mới phát huy được công dụng của mình và “tấm gương” được sạch sẽ, láng bóng đều nhờ nhiễu điều phủ bên ngoài. Người xưa quả thật vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để nói lên ý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cũng bởi hai sự vật đùm bọc nhau nhưng có nguồn gốc khác biệt, huống chi người Việt cùng một nòi giống con rồng cháu tiên cớ gì lại không yêu thương nhau. Tình yêu thương ấy được ví như tấm “nhiễu điều” đỏ rực son sắt, tuy hứng lấy bụi bẩn, gió bão nhưng không mất đi được vẻ đẹp vốn có, đó cũng là tấm lòng rộng lớn của người dân Việt Nam từ trước đến nay chưa từng thay đổi. Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông rằng tình yêu thương, sự đùm bọc không bao giờ mất đi giá trị trân quý vốn có của nó. Dặn con cháu cùng “một nước” hãy thương yêu nhau bằng sự chân thành, không tính toán.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, dòng máu của chúng ta đã hòa lẫn đất mẹ và chảy trong nhau, huyết thống quý báu không phân tách ấy xuất phát từ tình thương yêu, đùm bọc như anh em trong nhà của người dân Việt Nam. Chúng ta cùng nguồn cội, cùng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cũng bởi lẽ vậy nên không ai sinh ra có thể sống tách biệt mà không cần đến mọi người xung quanh được. Đoàn kết lại, che chở và gắn bó với nhau sẽ tạo nên những sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa… Ta vẫn thấy những bao tải quần áo, những thùng đồ ăn lớn được đưa lên vùng Tây Bắc, miền Trung cứu trợ cho mùa lạnh đỉnh điểm hay những đợt mưa bão thiệt hại lớn về người và của. Mùa dưa hấu bị thừa quá nhiều, là các doanh nghiệp vận động người dân mua ủng hộ bà con không bị lỗ tiền. Những trung tâm bảo trợ, tình thương được dựng lên nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cũng là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu thương, đoàn kết, bao bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam.
Truyền thống tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ, chỉ cần nơi nào có đói, khổ, đau ốm không có tiền, rất nhiều người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ. Tình yêu thương trở nên đẹp đẽ và mãnh liệt qua các thời kỳ, nhất là thời điểm phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay phát triển rầm rộ, việc giúp đỡ, quyên góp lại càng thuận tiện. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu tục ngữ vẫn cứ tiếp nối qua mọi thế hệ, tình yêu thương, chở che luôn được vun trồng ngày một lớn lên, để rồi đất nước phát triển, con người tốt đẹp và xã hội văn minh.
Hãy biết quan tâm lấy những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. Không có ai giàu nếu nọ nghèo nàn tình thương. Người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, cố gắng gạt bỏ những nghi kỵ về lòng tin, sự tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn. Đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình, như vậy không ai thật lòng với ai, không ai biết thương yêu ai, sống trong xã hội như vậy quả thật đau lòng biết mấy.
Mỗi chúng ta, biết yêu thương kịp thời, yêu thương chưa bao giờ là muộn, xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện mới là yêu thương đẹp đẽ nhất. Đừng vì danh tiếng hay quyền lợi mới yêu thương bất cứ ai, như thế chúng ta cũng sẽ chỉ nhận lại giả dối và bất hạnh.
Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đúc kết, cô đọng lại không chỉ truyền thống đạo lý nhân ái yêu thương mà còn là bài học cho cả thế hệ tiếp theo lẫn mai sau, không bao giờ được quên đi việc sống để yêu thương người xung quanh. Yêu thương, che chở lấy những đồng bào ruột thịt, lưu truyền muôn đời truyền thống tốt đẹp này và khẳng định một Việt Nam giàu niềm tự hào về tình yêu thương cũng như sự đùm bọc có từ lâu đời.
môi trường là nơi trau dồi kiến thức vô tận (nêu ví dụ,dẫn chứng)
viết 2 câu thơ về truyền thống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
mọi người ơi giúp mình với mình nghĩ mãi ko ra
Làm 1 bài văn nghị luận thuyết minh (ko cop mạng)
Chứng minh tính đúng đắng của câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' giúp em thân bài tại sao... Đến kết bài ạ( ko cần mở bài)
Tham khảo:
Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…
Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống, là đạo lí của dân tộc Việt Nam.
viết 1 đoạn quy nạp về tinh thần yêu nước của dân ta cần gấp ạ
tham khảo
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Điều đó đã được khẳng định từ quá khứ đến hiện tại. Trong những năm chiến tranh, nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù xâm lược: từ phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ. Ở bất cứ thời đại nào, cũng có những bậc anh hùng - hữu danh hay vô danh nguyện hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc. Còn khi hòa bình, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Sự biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cùng với đó là ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Như vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước - truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn nghị luận có chí thì nên( ko chép mạng, mình đang cần gấp nên mn làm nhanh nhanh giúp mình nha)
Tìm hiểu đề, xác định các luận điểm và luận cứ cho đề bài sau: Đề bài: khi nhận xét về ca dao có ý kiến cho ràng:"Ca dao dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước " bằng sử hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Mk đang cần gấp mong mn giúp mk.
Viết dẫn chứng về tấm gương nghị lực vượt lên số phận Bác Hồ bằng một đoạn văn ngắn.
Tham khảo:
Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.
Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1).
Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.
Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2).
Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước.
Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị.
Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.
Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.