Giải thích nghĩa của từ :vầng trăng thành "tri kỉ "
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng
D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
'' hồi nhỏ....cái vầng trăng tình nghĩa '' nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ? phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau''hồi chiến tranh ở rừng-vầng trăng thành tri kỉ''
nhân hóa
td:nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vầng trăng: vầng trăng như người bạn thấu hiểu tâm tư tình cảm của người chiến sĩ.
''hồi chiến tranh ở rừng-vầng trăng thành tri kỉ''phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ ở câu thơ trên
Tham khảo nha em:
nhân hóa vì biện pháp nhân hóa dùng để gọi các sự vật thành một thứ gì đó
gọi vầng trăng là tri kỉ
nx về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích''hồi nhỏ....vầng trăng thành tri kỉ''. qua em rút ra bài học gì cho bản thân
" Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cay cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
( Trích " Ánh trăng" - Nguyễn Duy-SGK Ngữ văn 9-tập 1)
Câu hỏi : Thông điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn trích trên là gì?
Nội dung của khổ thơ sau là gì?
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
A. Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ
B. Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ
C. Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng
D. Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu
Hãy nêu cảm nghĩ của em về nội dung và ý nghĩa của đoạn thơ sau:
"Hồi nhỏ ở với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến khu ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"
_Ánh trăng, Nguyễn Duy_
Giúp mk vs ạ! xin cảm ơn trước ^^
- Phép liệt kê: gợi tuổi thơ gắn bó, gần gũi với thiên nhiên: đồng, sông, bể
- Điệp từ “với” nhấn mạnh sự gắn bó, tình cảm thắm thiết
- Thời gian “hồi chiến tranh ở rừng” cho thấy sự trưởng thành của nhân vật trữ tình.
- Vầng trăng thành tri kỉ: biện pháp nhân hóa => Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỉ gắn bó với con người.
nx về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích''hồi nhỏ....vầng trăng thành tri kỉ''. qua em rút ra bài học gì cho bản thân
Tham khảo nha em:
- Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà, đến hồi chiến tranh sống ở rừng. Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “quen ảnh điện, cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến.
- Nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ, đừng (có mới nới cũ). Nguyễn Duy đã gửi gắm những triết lí về cuộc đời, về thái độ và cách ứng xử của con người với những quá khứ đã qua, thôi thúc con người ta sống có trách nhiệm, tình nghĩa hơn.
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"
Và sau đó, nhà thơ lại viết:
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Em hiểu “tri kỉ” và “người dưng" trong những câu thơ trên chỉ mối quan hệ tình cảm như thế nào? Bằng sự hiểu biết về nội dung bài thơ, em hãy cho biết vì sao tình cảm giữa con người và trăng lại có sự thay đổi đó?
Em hiểu rằng .... chỉ mối quan hệ tình cảm giữa con người và trăng trong hai thời gian khác nhau.
Tình cảm ..... có sự thay đổi đó vì:
- Khi con người khó khăn thiếu thốn, trăng soi sáng giúp con người và lẽ đó họ coi trăng là "tri kỉ".
- Khi con người có đèn điện, quên đi ơn trăng ngày xưa và lẽ đó họ coi trăng là "người dưng".
=> Từ sự bội bạc, vô ơn, có mới nới cũ của con người mà từ tình cảm "tri kỉ" đã thành tình cảm "người dưng".
''Tri kỉ'': Người gắn bó lâu dài, mật thiết với ta
''Người dưng'': Không thân quen, xa lạ
Mối quan hệ ''tri kỉ'' trong đoạn thơ thứ nhất chỉ sự gắn bó của người lính với ánh trăng khi không có ánh đèn điện. Khi thiếu một thứ gì đó, con người sẽ rất trân trọng những thứ mình đang có
Mối quan hệ ''người dưng'' trong đoạn thơ thứ hai chỉ sự xa cách, thờ ơ của con người khi có ánh đèn. Ánh trăng lúc này trở thành sự bỏ quên
=> Sự thay đổi này cho thấy sự lãng quên, vô tâm của con người khi có đầy đủ, phản ảnh con trong cuộc sống ngày nay.
_mingnguyet.hoc24_
giải thích từ hán việt tri kỉ ? và tìm một số từ thuần việt đồng nghĩa với nó theo em có thể thay đc từ thần việt đó cho từ tri kỉ được không? vì sao
Tham khảo:
- Tri kỷ: (xét trong câu thơ) thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân”- Không thể thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng...