tôi muốn hỏi biện pháp tu từ trong bì thơ đi đường và nêu tác dụngβΣ
Tìm một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ đi đường và cho biết tác dụng của tu từ đó
Câu 1:Tìm một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ "Đi Đường" và cho biết tác dụng của tu từ đó
- Nghệ thuật: Tẩu lộ (đi đường)
- Tác dụng: Để nhấn mạnh nỗi khó khăn,cực khổ của người đi đường,đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới đích.
=>Câu thơ vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm,nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt,chính cuộc sống thực tế của mình.
cho đoạn văn sau : trên đường hành quân xa
dừng chân bên xóm nhỏ
tiếng gà ai nhảy ổ :
"Cục....cục tác cục ta "
a, chép 9 dong thơ tiếp theo
b, tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
b) tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
b) - Biện pháp tu từ:
- "Nghe" : điệp từ. Lặp lại 3 lần.
- Nghe -> Thính giác.
- Nghe -> Cảm giác.
- Nghe -> Tâm hồn.
=> Chuyển đổi cảm giác.
- Tình cảm bồi hồi, xao xuyến, tình cảm đối với làng quên thắm thiết và sâu nặng.
chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ dduocj sử dụng trong 2 câu thơ đầu của rằm tháng giêng
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
Hãy xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu đầu của bài thơ tức cảnh Pác Bó
ko biết
Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (2 câu thơ đầu)
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
- Hành động: Ra - vào.
- Thời gian: Sáng - tối.
-> Phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.
- Không gian: Suối - hang -> 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác
=> Cuộc sống bí mật nhưng Bác vẫn giữ được nề nếp, quy củ, phong thái ung dung, chủ động.
- Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng" (cháo ngô với rau măng) -> Những thức ăn luôn có sẵn trong rừng.
- “vẫn sẵn sàng” -> thức ăn luôn có sẵn trong tự nhiên.
-> Tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
- Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình.
Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
- Biện pháp tu từ đảo: Đâu gió, Đâu ruồng, Đâu từng, Đâu những
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với mảnh đất, kỉ niệm trong quá khứ.
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.
Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về vẻ nhếch nhác, không gọn gàng, không đúng tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi không đúng chuẩn mực: nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.
+ Tạo nên tiếng cười trào phúng cho độc giả đồng thời phê phán sự thối nát của xã hội xưa
- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
- Biện pháp đảo ngữ: câu 3, 4, 5, 6 => nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.
- Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ => không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm.
Biện pháp: Đảo ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.