qua bài thơ tự thuật của nguyễn khuyến hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ
Đoạn bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương em. Hãy viết một đoạn văn khoảng (10 câu) sử dụng hợp lý một câu cảm thán( gạch chân, chỉ rõ)
Giúp cả 2 đề = tick
Đề 1 :Cảm nhận về bức tranh phong cảnh làng quê trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến
Đề 2 : Hãy phát biểu cảm nghĩ về vẻ đẹp của ánh trăng qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
có thể ko hay nhưng đây là tâm huyết của mình đó !
hihi
Tham khảo :
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
TL
Đề 1 đây nha
Tham khảo
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
sau khi học xong bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của quê hương đất nước và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp đó.
Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.
Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.
Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.
Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn
Có pha màu áo nhuộm non da trời,
Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh
Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt
lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”
Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.
Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.
sau khi học xong bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của quê hương đất nước và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp đó.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
trách nhiệm mk bt rùi, cảm ơn akemi nha
Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.
Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.
Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.
Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn
Có pha màu áo nhuộm non da trời,
Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh
Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt
lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”
Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.
Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của quê hương, đất nước được gợi tả qua bài thơ “Bức tranh quê” của tác giả Thu Hà.
Hãy viết một đoạn văn Tổng phân hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh Hùng Quang Trung Nguyễn Huệ,trong bài có sử dụng câu ghép và gạch chân Hộ mình vs
Tham khảo nha em:
Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung.
Câu ghép: in đậm nghiêng
Câu 1 ( Viết ngắn) ( 2 điểm): Chú ý một số đề sau
Ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài thơ lục bát viết về vẻ đẹp của quê hương (trong hoặc ngoài sách giáo khoa) chú ý bài thơ Việt Nam quê hương ta ( Nguyễn Đình Thi).
Câu 2 ( Viết dài) ( 5 điểm):
Đề 1:Kể lại một trải nghiệm của bản thân em với bạn bè.
Đề 2: Kể lại một trải nghiệm của bản thân em với gia đình
Đề 3: Kể lại một trải nghiệm của bản thân em khám phá một vùng đất mới.
giúp em vs ạ làm 1 đề thôi cũng đc ạ.
sau khi học bài ''vẻ đẹp quê hương ''bằng cảm nhận của riêng mình ,em hãy tự vẽ một bức tranh thể hiện vẽ đẹp quê hương (vẽ trên giấy A4)