Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
JV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 7 2017 lúc 6:53

Các ý chính cần triển khai là:

a. Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.

- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

- Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

b. Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi "ngông" của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.

- Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Chứ nhiều lần lập công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).

- Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để "che miệng thế gian", ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
16 tháng 12 2019 lúc 4:02

Các ý chính cần triển khai là:

a. Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.

- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

- Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

b. Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi "ngông" của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.

- Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Chứ nhiều lần lập công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).

- Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để "che miệng thế gian", ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 2:17

- Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói:

+ Con người dốc lòng dốc sức phụng sự quốc gia nhưng vẫn chăm chút cho đời sống cá nhân cá tính.

+ Quyết liệt, cương nghị, nhưng vẫn hào hoa phong nhã.

+ Nghiêm trang, cẩn trọng, chu toàn nhưng vẫn cười cợt, dí dỏm, hài hước.

- Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm những chủ đề khác: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính, cách thức lựa chọn và hành động để tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
BT
1 tháng 11 2016 lúc 22:18

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi toả sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với”bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuă Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.

 

Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:

“Bãi cát dài bãi cát dài ơi

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn chưa dừng được

Lữ khấch trên đường nước mắt rơi”

Phẳi chăng do quá lận đạn với dường danh lợi nên ông đx không mấy khất khao khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói diều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

May mắn hơn Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu nhue không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.

Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.

Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.

… “Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng với choính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục. Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.

Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngăn đi trên bãi cát” và “Bài ca ngất ngưỡng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng nhưng nó đều đã trở thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.



 

 

Bình luận (0)
TP
2 tháng 10 2019 lúc 17:38

1. Mở bài

Giới thiệu nhân cách nhà nho chân chính được thể hiện vô cùng chân thực qua hai tác phẩm Bài ca ngất ngưởng và bài ca ngắn đi trên bãi cát…

2. Thân bài

a. Giải thích

Nhân cách là gì? Là tư cách và phẩm chất của con người Nhà nho là những người đọc sách thánh hiền am hiểu sâu rộng về lễ nghi thiên hạ được nhiều người kính nể….

b. Bàn luận

- Điểm giống nhau giữa tư tưởng của nhà nho Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ:

Đều là những kẻ sĩ có tiếng trên đời song không vì thế mà khích lệ con người theo con đường quan lại. Vì các ông hiểu con đường này rất gập ghềnh chông gai. Đồng thời cũng vô cùng bất mãn trước xã hội thối nát.

- Điểm khác biệt:

Cao Bá Quát thể hiện sự chán chường về con đường danh lợi này. Ông đề cao sự hạnh phúc con người không cần phải bó buộc trong khuôn khổ mà phải biết phá kén để khẳng định mình. Còn đối với Nguyễn Công Trứ thì ông quan niệm một điều đó chính là thể hiện cái tôi của mình bằng cách đề cao cái tôi hơn người. Thế nhưng không vì thế mà bị ghét bỏ thậm chí người đời còn nhớ đến ông với rất nhiều những ấn tượng tốt đẹp một vị quan lỗi lạc hết lòng vì dân. Thế nhưng ông đã đề cao cái tôi cá nhân mình và vượt qua bản ngã của chính mình.

3. Kết bài

Đánh giá chung về nhân cách nhà nho đồng thời khẳng định tên tuổi hai ông trong lòng người đọc…

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
JV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết