viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của học sinh trong việc xây dựng trường học văn minh, thanh lịch
Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.
Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.
Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.
Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Viết 1 đoạn văn:Suy nghĩ về vấn đề cho đi cũng là hạnh phúc ( giải thích sự cho đi là j; vai trò của việc cho đi; bài học,cuối cùng là phản đề nhé) No copy mạng !!Giúp mik vs ạ
Thể hiện sự hợp tác với các bạn khi thực hiện hoạt động phát triển nhà trường trong các tình huống.
Tình huống 1: Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, lớp em nhận nhiệm vụ xây dựng không gian xanh ở hành lang của lớp học.
Nếu là lớp trưởng, em triển khai hoạt động này như thế nào để phát huy tinh thần học tập của các bạn trong lớp.
Tình huống 2: A và N đều là học sinh giỏi toán. Trong lớp, có bạn K học chưa tốt môn học này nên hai bạn muốn giúp đỡ, hỗ trợ K.
Nếu là A, em sẽ hợp tác với N như thế nào để thực hiện được mục tiêu đặt ra?
Tình huống 3: Trong chuối các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/22 của nhà trường có hoạt động Hội diễn văn nghệ. Mỗi lớp được tham gia 3 tiết mục gồm: hát, múa và chơi nhạc cụ. Rất nhiều bạn đã hăng hái đăng kí tham gia hoạt động này.
Nếu là người phụ trách văn nghệ của lớp, em sẽ làm như thế nào để phát huy sự hợp tác của các thành viên?
Tình huống 1: Em sẽ phân công nhiệm vụ quét dọn hành lang cho từng tổ, rồi sau đó em sẽ phân công nhiệm vụ đi mua cây xanh trưng bày ở hành lang
Tình huống 2: Nếu là A, em sẽ hợp tác với N bằng cách chia nhau ra mỗi người sẽ chỉ cho H một phần bài, và đồng thời cũng yêu cầu rằng lên nên chỉ cặn kẽ cho H để cho bạn ấy hiểu, và nói bạn ấy làm thật nhiều bài tập để trở nên giỏi hơn
Tình huống 3: Nếu là người phụ trách, em sẽ chọn ra các bài hát phù hợp để biểu diễn rồi sau đó sẽ phân chia rạch ròi cho các nhóm để họ cùng chung tay luyện tập rồi sau đó sẽ ráp lại cho thành một tiết mục hoàn chỉnh
Ý kiến nào dưới đây thể hiện về xây dựng gia đình văn hóa?
A. Con cái hư hỏng là nổi bất hạnh lớn của gia đình
B. Gia đình nhiều con là hạnh phúc
C. Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa
D. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai
B Gia đình nhiều con là hạnh phúc
- Thảo luận để viết bài giới thiệu về truyền thống của nhà trường.
+ Giới thiệu về truyền thống trường em
+ Chia sẻ những việc em cần làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống của nhà trường
- Chuẩn bị cho phần giới thiệu ở tiết sinh hoạt lớp.
Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...
Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.
Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Tham gia ủng hộ Chính phủ giải quyết nạn đói.
B. ủng hộ nền tài chính của Chính phủ.
C. Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tham gia xóa nạn mù chữ.
Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Tham gia ủng hộ Chính phủ giải quyết nạn đói.
B. ủng hộ nền tài chính của Chính phủ.
C. Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tham gia xóa nạn mù chữ.
VIẾT BÀI VĂN ( KHOẢNG 500 CHỮ ) BÀN LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐT THÔNG MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA HS
GIÚP MK VỚI!!!
Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Cũng nhờ đó mà con người có điều kiện được tiếp cận với những thiết bị công nghệ hiện đại sớm hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, tình trạng trẻ em hiện nay đang trở thành những con nghiện sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính lại là một vấn đề đáng báo động và cần có phương pháp khắc phục kịp thời.
Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.
Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….
Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.
Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.
Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.
Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càng bị chi phối bởi càng trang thiết bị điện tử như: ti vi, internet tất nhiên không thể không thể kể đến điện thoại.
Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ.
Thực tế có thể thấy, rất nhiều đứa trẻ hiện nay ra đường đã được bố mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh để xem phim hay chơi các trò chơi. Rất nhiều trẻ nhỏ chỉ từ 4 đến 5 tuổi đã biết sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò chơi khác nhau. Nhiều trẻ nhỏ chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại là sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại ra là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại đang tăng nhanh đến chóng mặt.
Việc biết sử dụng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh mặt tích cực là giúp cho trẻ phát huy trí não tốt, tiếp cận được với công nghệ hiện đại mới thì mặt hại lại nhiều hơn gấp nhiều lần. Việc trẻ nhỏ nghiện sử dụng điện thoại thông minh về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đôi mắt và não bộ. Tiếp xúc quá lâu với màn hình điện thoại sẽ khiến cho mắt của bé bị mỏi và tổn thương. Sóng điện thoại có những tác động tiêu cực tới não bộ cũng như bộ phận sinh dục của bé. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nghiện điện thoại thông minh còn có tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Chúng dành phần nhiều thời gian của mình để tiếp xúc với điện thoại nên gần như mất liên kết với thế giới thực tế bên ngoài và bố mẹ. Nhiều trẻ trở nên trầm cảm, khó gần. Nhiều trẻ lại mắc phải chứng tăng động, dễ cáu gắt và khó nghe lời hơn rất nhiều. Sự phát triển của trẻ không được toàn diện. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ thấy tính cách con thay đổi mang đến bác sĩ thì đã quá trễ bởi trẻ rơi vào chứng trầm cảm quá lâu.
Việc nghiện điện thoại thông minh không thể trách các bé vì chúng chưa đủ trưởng thành để nhận thức được hết mối nguy hại từ hành động đó của mình. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc nuông chiều con cái của các bậc phụ huynh. Họ sử dụng điện thoại như một công cụ để dỗ dành con cái. Họ mải mê công việc và thiếu sự quan tâm cần thiết tới trẻ nhỏ. Thấy trẻ nhỏ suốt ngày ôm điện thoại cũng không có biện pháp ngăn cấm. Một nguyên nhân khác nữa đến từ những người xung quanh. Chính họ cũng là những con nghiện điện thoại di động để rồi trẻ nhỏ nhìn thấy và bắt trước theo….
Từ mối nguy hiểm tiềm tàng ấy đối với trẻ nhỏ, chúng ta cần có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, giúp các bé có cuộc sống lành mạnh hơn. Mỗi người hãy là những tấm gương để cho trẻ học tập. Chúng ta chỉ nên sử dụng điện thoại khi cần thiết, giao tiếp và gặp gỡ với nhau nhiều hơn tạo nên sự gắn kết hơn. Bố mẹ cần quan tâm tới con cái nhiều hơn và biết cách giáo dục trẻ một cách hợp lý. Thay vì việc lao đầu vào công việc để bé tự chơi với điện thoại thì hãy dành cho con những khoảng thời gian nhất định, để chơi với bé, đưa bé tham gia những hoạt động mà bé yêu thích. Có như vậy, trẻ mới hòa nhập được với cuộc sống và có được sự phát triển toàn diện hơn.
Sử dụng điện thoại thông minh nói riêng và các thiết bị công nghệ hiện đại là một điều tốt, nhưng hãy biết hướng dẫn con cái cách sử dụng chúng để trở thành những thiên tài chứ đừng biến chúng trở thành nô lệ, những cỗ máy di động.
đếm xem đủ 500 chữ ko