Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
25 tháng 11 2021 lúc 20:19

Tham khảo

KHÁI NIỆM Trau dồi vốn từ Các hình thức trau dồi vốn từ - Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
23 tháng 11 2021 lúc 20:57

  - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

Phương thức hoán dụ

 Phương thức ẩn dụ, thí dụ

Bình luận (0)
DO
Xem chi tiết
NL
5 tháng 1 2021 lúc 17:40

- Các hình thức trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể.

VD: Bố đi đâu, mẹ hĩm đi đâu nào?

      -> Cần phân biệt hĩm/him. Hĩm chỉ đứa con gái trong phương ngữ Thanh Hóa.

+ Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.

VD: Tìm hiểu những từ địa phương, từ Hán Việt. Như Nguyễn Du đã trau dồi bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân:

              Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

        Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

              Kiến bò miệng chén chưa lâu,

        Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

                                   ( trích Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du)

              

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
24 tháng 11 2021 lúc 9:54

Tham khảo

Hướng dẫn soạn bài tổng kết về từ vựng (tiếp theo) | Soạn văn 9

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
BC
25 tháng 12 2017 lúc 21:43

- Từ láy.

+   Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

-  Từ Hán Việt:

+ Khái niệm:

Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.

Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.

Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.

+ Tác dụng:

Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái  thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)  

Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…

+ Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Thành ngữ:

+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

 - Điệp ngữ:

+ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

+ Các kiểu điệp ngữ:

 Điệp ngữ cách quãng.

 Điệp ngữ nối tiếp.

 Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp).

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 12 2018 lúc 14:54

Trường từ vựng là tập hợp của những từu có ít nhất nét chung về nghĩa

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NA
24 tháng 10 2021 lúc 16:10

- Khái niệm: So sánh được hiểu là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.

- Tác dụng: 

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
TL
31 tháng 1 2019 lúc 20:17

Trau dồi vốn từ để sử dụng tốt tiếng việt , nắm đc đầy đủ và chính xác nghĩa của từ , cách dùng từ.
Để trau dồi vốn từ chúng ta cần rèn luyện và học hỏi hằng ngày  .
Phát triển từ vựng để làm cho vốn từ ngữ tăng lên đa dạng và phong phú hơn.

Bình luận (0)