làm sao đẻ kHắc phục khi cô cho bài trễ hả mọi người
làm sao để khắc phục cô giao bài trễ hả mọi người
ko biết
gọi điện cho cô
tui chửi cô luôn nha
Khi chúng ta ăn nhiều mà hoạt động ít sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe:
+ Béo phì
+ Đái tháo đường típ 2
+ Giảm tuổi thọ
+ Tăng nguy cơ trầm cảm + Tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương
+ Bệnh tim mạch
Khi chúng ta vận động nhiều mà ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe:
+ Sức khỏe da tồi
+ Mệt mỏi
+ Táo bón
Khắc phục: + chúng ta phải ăn uống điều độ hoạt động vừa phải vừa với sức của mình và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ.....
Khi chúng ta ăn nhiều mà hoạt động ít sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe:
+ Béo phì
+ Đái tháo đường típ 2
+ Giảm tuổi thọ
+ Tăng nguy cơ trầm cảm + Tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương
+ Bệnh tim mạch
Khi chúng ta vận động nhiều mà ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe:
+ Sức khỏe da tồi
+ Mệt mỏi
+ Táo bón
Khắc phục: + chúng ta phải ăn uống điều độ hoạt động vừa phải vừa với sức của mình và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ.....
THÔNG BÁO LẦN 3 VỀ VIỆC KHẮC PHỤC THÀNH CÔNG SỰ CỐ TRONG CUỘC THI OLYMPIC TIẾNG ANH VOEC
Mọi vấn đề kĩ thuật về Cuộc thi Olympic Tiếng Anh VOEC đều đã được khắc phục, chúc mọi người làm bài tốt ^^
Link cuộc thi: CUỘC THI OLYMPIC TIẾNG ANH VOEC - SEASON 1 - Hoc24
Hạn nộp bài và đóng vòng 1: 23h59 ngày 7/6/2021.
Thông báo lần 4. Mọi thành viên đều có thể truy cập bài làm của người khác, tức là sự cố vẫn chưa khắc phụ xong.
Những bạn trong ban tổ chức vẫn có thể có link bài làm. Lưu ý các bạn không truyền link ra ngoài nhé.
Mọi người ơi,tại sao khi nào mk lên HOC24 cx bị lỗi hệ thống rất nhiều,mn làm ơn chỉ cho mk cách khắc phục với!!!!
Bạn có thể nói cụ thể là lỗi gì ko ?
Để khắc phục hiện tượng mởi cơ ta cần làm gì? Giúp mk với mọi người
Ta cần : Xoa bóp chỗ đau, thả lỏng nơi mỏi cơ, dán cao dán giảm đau,...vv
Tham khảo:
- Khi mỏi cơ cần: nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
- Nghỉ ngơi, thư giãn.
- Uống nhiều nước.
- Chọn thực phẩm có khả năng chống mỏi cơ.
- Chườn nóng vào chỗ bị mỏi cơ.
- Kết hợp các biện pháp xoa bóp,..
Nêu hiện trạng , nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ???
Tình trạng đó gây lên những hậu quả gì ???
Cần phải có biện pháp gì đẻ khắc phục hậu quả ??? ( Mọi người giúp em với , huhu )
a. Hiện trạng: Bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề.
b. Nguyên nhân:
- Khí thải: khói bụi từ các phương tiện giao thông, khu công nghiệp
- Khói từ nhà dân, đốt rác, núi lửa ...
- Sự rò rỉ từ các nhà máy chế biến hạt nhân ...
c. Hậu quả:
- Mưa axit làm chết cây cối, mài mòn các công trình xây dựng và gây bệnh đường hô hấp của con người.
- Gây hiệu ứng nhà kính -> Trái Đất nóng lên -> băng ở 2 cực tan nhiều -> nước biển dâng cao ...
- Làm thủng tần ô dôn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
d. Biện pháp:
- Trồng nhiều cây xanh
- Kí nghị định thư Ki-ô-tôn để cắt giảm bớt lượng khí thải.
Bạn ơi bài Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA là bài 17 mà sao bạn ghi bài 3 QUẦN CƯ, ĐÔ THỊ HÓA vậy
Viết văn về giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Bao gồm :
+Mở bài
+Thân bài
+Kết bài
Mọi người giúp em với ạaaaa
REFER:
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những mặt tích cực, cũng để lại những mặt tiêu cực. Ô nhiễm môi trường là một trong số đó.
Trước hết, môi trường là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng, Môi trường là tất cả những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người bao gồm đất, nước, không khí… Môi trường sẽ cung cấp cho cuộc sống của con người những điều kiện vật chất như không khí để thở, nước để uống, đất đai để trồng trọt, xây dựng... Bởi vậy, môi trường có trong lành, con người mới khỏe mạnh.
Nhưng có một thực trạng đáng báo động là môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ môi trường đất đai, nguồn nước, không khí…. Đầu tiên là đất đai - một tài nguyên quý giá của con người. Ông cha ta có câu: “Tấc đất tấc vàng” để khẳng định sự quý giá của đất đai. Nhờ có đất đai, con người mới có thể xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc. Đất đai còn là nơi để trồng trọt, sản xuất đem lại nguồn lợi thu nhập. So sánh đất quý như vàng cũng là vì vậy. Nhưng hiện nay, việc đất đai bị ô nhiễm chủ yếu do con người sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất, làm ngấm xuống đất. Tiếp theo là nguồn nước - nhiều người có suy nghĩ rằng nước là nguồn tài nguyên vô tận. Nhưng thực tế nguồn nước ngọt phục vụ cho cuộc sống của con người trên trái đất đang ngày càng khan hiếm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Việc các nhà máy không xử lý hóa chất mà đã thải chất bẩn ra sông, biển khiến nguồn nước nhiễm bẩn. Các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật ngấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Cuối cùng là môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý. Điều đó làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp ở con người.
Trái đất đang ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão và sóng thần... Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết… diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Ví dụ điển hình như hơn hai năm qua, thế giới đã phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người, ảnh hưởng đến nền kinh tế và tinh thần của con người.
Vấn đề bảo vệ môi trường đang nóng hơn bao giờ hết. Chỉ với một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tắt khi không sử dụng hay nói không với rác thải nhựa, tích cực trồng cây xanh… sẽ đem lại nhiều tích cực cho môi trường. Ngoài ra, những chiến dịch mang tính toàn cầu như “Giờ Trái Đất”, “Làm cho thế giới sạch hơn”, “Kết nối vì khí hậu”... sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của từng người trong việc bảo vệ môi trường - điều này cần phải rèn luyện từ khi còn nhỏ, qua sự giáo dục của gia đình và nhà trường.
Có thể khẳng định rằng bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
tk
https://download.vn/thao-luan-ve-giai-phap-khac-phuc-nan-o-nhiem-moi-truong-57743
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền.
Vậy nguyên nhân cho sự việc trên là gì? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn.Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Cần chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau.
Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - mẫu 2Xã hội ngày một phát triển thì song song với đó cũng để lại những mặt tiêu cực. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được nhắc đến
Môi trường là gì? Là tất cả những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người bao gồm đất, nước, không khí... Bởi thế môi trường có trong lành thì con người mới khỏe mạnh. Nhưng vấn đề vô cùng nghiêm trọng là môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Trước hết là ô nhiễm đất đai. Đất đai là nơi để trồng trọt, sản xuất đem lại nguồn thu nhập. Nhờ có đất đai, con người mới có nhà để ở, để làm việc. Việc đất đai bị ô nhiễm chủ yếu do con người sử dụng các chất hóa học và xả thải bừa bãi. Tiếp đến là ô nhiễm nguồn nước. Việc các nhà máy không xử lý hóa chất mà đã thải chất bẩn ra sông khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn. Cuối cùng là ô nhiễm không khí bởi khí thải của các phương tiện giao thông. Điều đó làm tăng khả năng mắc cách bệnh hô hấp ở con người.
Vấn để bảo vệ môi trường hiện nay đang nóng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tắt đèn khi không sử dụng, nói không với đồ nhựa, túi nilon sẽ đem lại nhiều sự thay đổi tích cực cho môi trường. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là ý thức của từng người trong việc bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó cần phải rèn luyện từ khi còn nhỏ, qua sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
làm sao để được GP hả mọi người
là đc giáo viên và CTV k cho ó:D
GP là OLM chọn thôi .
Mình nghĩ bạn hãy trả lời thật nhiều câu hỏi ( Đặc biệt là hãy trả lời những câu hỏi mà quản lý của OLM đưa ra ) .
Cách có GP:Được CTV và OLM k cho
HT
@@@