Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 7 2019 lúc 5:20

●    Qua đoạn trích Con chó Bấc, tác giả muốn ca ngợi lòng nhân ái: Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương. Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.

●    Hướng con người hãy từ bỏ những đam mê vật chất, đến với một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập trong thế giới của tình yêu thương.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 6 2017 lúc 18:27

Bố cục:

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
30 tháng 5 2019 lúc 4:23

Bố cục: 3 phần.

●   Phần 1 (từ đầu...như dưới đây): nhà văn tự ngẫm và giới thiệu bản thân.

●   Phần 2 (tiếp ... khẩu súng của tôi): trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.

●   Phần 3 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
LS
30 tháng 1 2016 lúc 14:11

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.  

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết:

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…

Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất ! Đằng ấy hình như biết nói đấy ! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.

Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:

Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.

Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.

Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:

Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…

Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.

Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…

Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình

Bình luận (0)
HT
30 tháng 1 2016 lúc 14:11

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Bài văn được chia làm ba phần.

Phần một. Từ đầu đến… mói khơi dậy lên được: Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ.

Phần hai. Tiếp đến… hầu như biết nói đấy! Tình cảm yêu mên của Thoóe-tơn đối với Bấc.

Phần ba. Đoạn còn lại: Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn,

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết.

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rửa rú ri bên tai ấy và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi ca thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động…

Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ rệt nhất khi anh kêu lên, trân trọng: Trời đất! Đằng ấy hình như biết nói đấy! Anh coi Bấc như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Trong đoạn văn này, mục đích chủ yếu của Lân-đơn là tập trung miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Trước đó, nhà văn kể về tình cảm của Thoóc-tơn đối với bầy chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc nói riêng, nhằm nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà con chó Bấc dành cho anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng yêu quý như với Thoóc-tơn vì Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ riêng Thoóc- tơn là có lòng nhân từ với nó.

Đọc những dòng miêu tả Bấc, chúng ta sẽ thấy tài quan sát và sự hiểu biết của nhà văn đối với loài chó:

Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cán lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu. Và cùng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.

Lân-đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ khi miêu tả từng con chó trong bầy chó kéo xe. Những biểu hiện tình cảm của chúng là đặc điểm chung của loài chó nhưng nhà văn chú trọng đến nét riêng của mỗi con để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó khác trong bầy.

Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn. Có lúc nó bày tỏ thái độ âu yếm qua những cái cắn vờ hoặc theo sát Thoóc-tơn không rời một bước : Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn dồn những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về, cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối của Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.

Tình cảm của con chó Bấc được tác giả miêu tả cụ thể và tinh tế. Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La Phông-ten trong thơ ngụ ngôn. Lúc muốn bày tỏ tình cảm với chủ, họng nó chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời… Thoóc-tơn cảm thấy Bấc hầu như biết nói và anh thấu hiểu thế giới tâm hồn phong phú của nó:

Trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy…, Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy…, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực…

Nhà văn kể rằng: Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gán bó lâu dài. Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây.

Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…

Đoạn văn trên vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông. Điều mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình.

Bình luận (0)
LT
30 tháng 1 2016 lúc 14:12

Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.

Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.

 

Bình luận (0)
DM
Xem chi tiết
PG
12 tháng 10 2021 lúc 20:34

- Vị trí: Nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm " Truyện Kiều " là " Gia biến và lưu lạc "

- Thể thơ: Lục bát ( mik k nhớ câu này lắm )

- Nội dung:   Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

- Bố cục: 3 phần

     + 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

     + 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

     + 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

 
Bình luận (0)
AO
Xem chi tiết
TD
10 tháng 5 2021 lúc 8:40

Vị trí là ơi phần gia biến và lưu lạc

sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh kiều uất ức định tự vẫn Tú bà vờ hứa hẹn đợi kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích đợi thực hiện âm mưu mới 

Bố cục là chia làm 3 phần 
phần 1: khung cảnh trước lầu ngưng Bích 

Phần 2: nỗi nhớ của Thuý kiều 

Phần 3: tâm trạng của Thuý kiều qua cách nhìn cảnh vật

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
17 tháng 5 2021 lúc 19:51

1) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích được trích từ phần 2: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm "Truyện Kiều"

2) Thể thơ của đoạn trích là thể thơ lục bát

3) Nội dung của đoạn trích: Đoạn trích đã cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ cxhung, hiếu thảo của Kiều

4) Bố cục của đoạn trích: Đoạn trích gồm 3 phần

- Phần 1: (6 câu đầu) Khung cảnh quanh lầu Ngưng Bích

- Phần 2: (8 câu tiếp) Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ

- Phần 3: (8 câu cuối) Tâm trạng buồn lo của Kiều

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
18 tháng 5 2021 lúc 8:24
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 11 2018 lúc 13:10

Bố cục:

●   Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông-ten.

●   Phần 2: (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 9 2018 lúc 2:18

Đáp án B

Tiếng gọi nơi hoang dã

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết