Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 12
Điểm SP 28

Người theo dõi (4)

XI
NC
HA
BT

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

                        Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963).  Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.  Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18.  (Sách Văn 12).  Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời.  Năm 1554, chùa được trùng tu.  Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn.  Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành).
                          Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa.  Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân.  Sau khổ thơ đầu nhập đề bằng những vấn vương, ám ảnh của nhân vật trữ tình về các pho tượng chùa tây Phương,đến đoạn thơ này gồm 4 khổ thơ.  Trong đó ba khổ đầu, mỗi khổ là một pho tượng hiện lên với những dáng vẻ, tư thế khác nhau tiêu biểu cho cả quần thể tượng.

               Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy.  Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”.  Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”.  Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”.  Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm:
                                “Đây vị xương trần chân với tay

                                 Có chí thiêu đốt tấm thân gầy

                                 Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

                                Tự bấy ngồi y cho đến nay”.

             Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ.  Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”.  Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận.  Môi cong lên “chua chát”.  Tâm hồn khô héo.  Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên.  Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh:

                              “Có vị mắt giương, mày nhíu xệch

                               Trán như nổi sóng biển luân hồi

                               Môi cong chua chát tâm hồn héo

                               Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”

             Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình.  Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”.  Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”.  Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh:

                              “Có vị chân tay co xếp lại

                              Tròn xoe tựa thể chiếc thai non

                               Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối

                              Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”

          Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc.  Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn.  Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm.  Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc.  Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông.

           Từ việc quan sát và miêu tả sắc sảo các pho tượng, đoạn thơ gợi lên những cảm nhận và suy tưởng sâu sắc về những khổ đau, bế tắc của cha ông trong quá khứ.  Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những cuộc đời cũ khi chưa tìm được lối ra. 

Câu trả lời:

1.Nội dung bản chỉ thị :“Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

 Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi đông Dương, thì Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật - Pháp, đến ngày 12/3/1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

*Nội dung:

-Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính.

+Nguyên nhân: Vì mâu thuẩn giữa Nhật Pháp ngày càng gay gắt không thể đều hòa được (vì hai tên đế quốc không thể cùng ăn chung một miếng mồi béo bở)

+Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện.

-Xác định kẻ thù:Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.

-Khẩu hiệu đấu tranh:Thay khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp Nhật bằng khẩu hiệu đánh đuổi Phát xít Nhật.

-Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đao quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

*Ý nghĩa.

Chỉ thị, “Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”, có giá trị và ý nghĩa như một chương trình hành động, một lời hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của đảng.

2. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương đảng (9/3/1945) và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám.

*Tại Quảng Ngãi : Ngày 11/3/1945, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ.

*Tại căn cứ địa Việt Bắc: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Băng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập).

*Tại các đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Vinh, Huế, đà Nẵng, Sài Gòn..liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

 *Tại các vùng nông thôn: Phong trào kháng Nhật cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”,phong trào được quần chúng hưởng ứng rất đông đảo. Như vậy, tới những ngày đầu tháng 8/1945 cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.

 3.Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước.

-Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi.

 -Cao trào đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

-Qua cao trào, lực lượng cách mạng (bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở cả nông thôn và thành thị ) đã phát triển vượt bậc, trong khi lực lượng kẻ thù bị suy yếu nhanh chóng đưa tới thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám chín muồi. Với những ý nghĩa đó, cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dược vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.. 

Câu trả lời:

a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Khoáng sản : trong vùng có một số khoáng sản như Titan ( Bình Định, Nha Trang,..), vàng (Quảng nam, Bình Định), sắt ( Quảng Ngãi), cát thủy tinhh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng ( Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía Đông quần đảo Phú Quý ( Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển nghề làm muối

- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến

- Một số hệ thống sông có trữ năng thủy điện, cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ như sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,..

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Cơ cấu công nghiệp : Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, khoáng sản, điện

- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp : lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.