Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 3 2018 lúc 8:01

●   Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

●   Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Bình luận (0)
HQ
Xem chi tiết
GV
8 tháng 3 2019 lúc 16:45

Tình huống thú vị mà NTL đã xây dựng được trong LLSP đó là tình huống: cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Mặc dù cuộc trò chuyện giữa người họa sĩ và anh thanh niên chỉ diễn ra trong 30 phút. Nhưng chỉ qua khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng đủ để làm hiện lên những nét cá tính và phẩm chất của các nhân vật. Đó là một anh thanh niên với lí tưởng, hành động, phong thái tuyệt vời. Đó là một người họa sĩ - người nghệ sĩ nghiêm túc với nghề nghiệp. Ông tự mình đặt chân tới Sa Pa để tìm nguồn cảm hứng sáng tác các bức họa. Đó là một kĩ sư trẻ tuổi, thẳng thắn, nhiệt huyết. Đó là nhà khoa học bản đồ sét, nhà khoa học vườn rau su hào... Có thể nói, đây chính là tình huống hội tụ và tỏa sáng, vừa là dịp các nhân vật trò chuyện vừa là dịp làm ngời lên phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

Bình luận (0)
NH
1 tháng 9 2021 lúc 14:31

Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng được một tình huống thú vị trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ bức chân dung anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung qua sự quan sát, cảm nhận, đánh giá của các nhân vật khác, chủ yếu là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư về anh. Anh thanh niên toả sáng với những vẻ đẹp riêng rất đáng tự hào.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
MH
1 tháng 1 2022 lúc 11:00

C

Bình luận (0)
NT
1 tháng 1 2022 lúc 11:00

Chọn C

Bình luận (0)
H24
1 tháng 1 2022 lúc 11:01

C

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước

Bình luận (0)
NH
1 tháng 9 2021 lúc 14:37

Tác giả Nguyễn Thành Long đặt nhan đề là "Lặng lẽ Sa Pa" mà không phải "Sa Pa lặng lẽ" vì:

- Nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa" là một đảo ngữ ấn tượng.

- Nhan đề trên nhấn mạnh, toát lên sự lặng lẽ, vẻ đẹp lãng mạn của Sa Pa - một địa danh du lịch nổi tiếng, lí tưởng về phong cảnh và thời tiết ở nước ta.

- Đồng thời thông qua nhan đề này mà nhà văn muốn thông qua vẻ đẹp bình yên của một nơi yên tĩnh, nghỉ mát nổi tiếng để phản ánh về cuộc sống sôi nổi của những con người thầm lặng, lặng lẽ miệt mài ngày đêm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. 

- Nhan đề trên góp phần truyền tải tư tưởng của tác phẩm là ca ngợi những con người lao động thầm lặng, cống hiến cho đất nước, xã hội, họ là tiêu biểu cho lớp người lao động dựng xây xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 12 2018 lúc 6:28

– Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát của mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.

– Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính (anh thanh niên) một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Từ đó chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ.

Bình luận (0)