Bn nào kiểm tra giữa kì môn ngữ văn rồi thì chụp cho mik với để mình ôn ngày mai là mik thì rồi
Có bn nào có đề thi giữa kì GDCD lớp 7 ko nếu có cho mik với để mik ôn mai là mik thi rồi.
tham khảo nha
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2021 - 2022 (5 đề)
Đề này ak , hc lý thyết SGK và cuộc sống hằng ngày của bn , môn này ko cần lý thuyết cx đc , vì nó có sẵn từ kha bn sinh ra , và đc giáo dục bởi Gđ , và Trg lớp bn r!
mai là mik kiểm tra giữa kì môn công nghệ rùi có ai giúp mik ôn bài dc ko ahuhu
Có bạn nào thi học kì môn Vật lý, Ngữ văn chưa ? Nếu có thì cho mình xin cái đề để mình tham khảo, ngày mai mình thi rồi ! Thanks !
Bn giống mk thế, ngày mai mk cũng thi Vật Lý với Ngữ Văn nè, bn học trường nào, ở tình nào z.
Lát nữa mình thi ngữ văn, mình sẽ đăng đề thi lên, bạn nhớ coi nhe. Còn vật lý thì mai mình mới thi
Còn mk ở THCC Chu Văn An ở Đăk Hà
các bạn ơi ngày mai tớ phải thi giữa học kì môn văn rồi các bạn nào có đề ôn tập cho tớ xin để tớ ôn được không
bài văn viết về 1 trải nghiệm của em
NGỮ LIỆU 5: HOÀNG TỬ BÉ
Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.
- Xin chào! – Cậu nói.
Đó là một khu vườn nở đầy hoa hồng.
– Xin chào! – Các bông hoa nói.
Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.
- Các bạn là ai?- Cậu ngơ ngác hỏi chúng.
- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.
- A! – Hoàng tử bé thốt lên...
Và cậu cảm thấy buồn bã. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ. Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông hoa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.
“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bạn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ quan tâm an ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”
Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tầm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên Cỏ, cậu khóc.
(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng tử bé)
1/ Hoàng tử bé là tác phẩm văn học được bình chọn hay nhất thế kỉ XX của nước nào?
A. Nước Anh B. Nước Mĩ
C. Nước Pháp D. Nước Đức
2/ Đoạn trích “ Nếu cậu muốn có một người bạn” kế về cuộc gặp gỡ của những nhân vật nào?
A.Hoàng tử bé và một con cáo trên Trái đất
B. Hoàng tử bé và người thợ săn
C. Hoàng tử bé và một người phi công
D.Con cáo và người thợ săn.
3/ Hoàng tử bé đến từ đâu?
A.Từ hoàng cung
B.Từ Trái đất
C.Từ hành tinh khác
D. Từ thủy cung
4/ Văn bản để lại những bài học nào?
A. Bài học về cách ứng xử với bạn bè trong tình huống khó khăn
B. Bài học về sự nhìn nhận , đánh giá và trách nhiệm với bạn bè
C. Bài học về kết bạn
D. Bài học về thái độ với những người yếu thế hơn mình.
5/ Phương án nêu đúng nghĩa của từ “cốt lõi”
A. Cái quan trọng nhất
B. Cái chính và quan trọng nhất
C. Cái chính
D. Sự kiện quan trọng nhất.
6/ Hoàng tử bé đi tìm những gì (chọn 2 đáp án )
A. Bạn bè
B. Con gà
C. Con cáo
D. Con ngừoi
E. Thợ săn
7/Muốn gần gũi với một người bạn, cần phải có đức tính nào ?
A. Nhân ái
B. Hoạt ngôn
C. Kiên nhẫn
D. Thông minh
8/ Hoàng tử bé là hình ảnh của con người thuộc lứa tuổi nào ?
A. Trẻ em
B. Người già
C. Người lớn
D. Trưởng thành
9/ Điều gì khiến bông hồng của hoàng tử bé trở nên quan trọng
A. Thời gian cậu bỏ ra chăm sóc, yêu thương bông hồng
B. Giá trị duy nhất của bông hồng trên trái đất
C. Vẻ đẹp mảnh mai , kiêu sa của bông hồng so với các loài hoa khác
10/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy
A. Ngôi thứ 2
B. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ 3
11/ Khi mới gặp gỡ , con cáo và hoàng tử bé có điểm gì chung?
A. Cả 2 đều cô đơn, buồn bã
B. Cả 2 đều đi tìm bạn bè
C. Cả 2 đều từ hành tinh khác tới
Cô mình cho ôn cái này nè:
A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc – hiểu 6 câu: - Thể loại - Nhân vật - Ý nghĩa chi tiết - Từ loại - Thành ngữ - Trạng ngữ II. Tự luận (7.0 điểm) Làm văn 2 câu: Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. (5.0 điểm) B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Đọc – hiểu 1. Thể loại: - Truyền thuyết: + Truyện kể dân gian. + Thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. + Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. + Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,... - Truyện cổ tích: + Truyện kể dân gian. + Kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. + Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống. + Ứớc mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 2. Nhân vật truyền thuyết: - Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng. - Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ. 3. Từ loại - Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. VD: sách, bút, tre, gỗ... - Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. • Từ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, quần áo… • Từ ghép chính phụ: xe đạp, lốp xe… + Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ… 4. Thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. VD: Lớn nhanh như thổi, tay bắt mặt mừng, cá chậu chim lồng, chuột sa chĩnh gạo,... 5. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu. Chức năng: - Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ mục đích - Trạng ngữ liên kết câu. Ví dụ: (1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh thường xuyên qua đường ruột ốc. - Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. - Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái ăm. Ví dụ: (1) Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. (2) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. - “Vừa lúc đó” là trạng ngữ có chức năng liên kết câu (2) với câu (1). II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Làm văn Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. Hướng dẫn: Hình thức - Đầu đoạn viết hoa, đầu dòng lùi vào khoảng 2cm. - Xuyên suốt đoạn văn không được xuống dòng. Nội dung - Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, vấn đề - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn • Mở đoạn: giới thiệu truyện dân gian mà em yêu thích nhất. • Thân đoạn: Trình bày các bài học rút ra từ truyện dân gian. (Nên/không nên) • Kết đoạn: khẳng định bài học từ truyện dân gian và liên hệ bản thân. C. BÀI TẬP THAM KHẢO Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Con Rồng cháu Tiên Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1: Nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là ai? A. Lạc Long Quân B. Âu Cơ C. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu 2: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn. Câu 3: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết? A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo. B. Những câu chuyện hoang đường, li kì C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật D. Những câu chuyện có thật Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy. Câu 5: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau. B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau. Câu 6: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 7: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 8: Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật dân gian chứ không phải lịch sử, nên nó thường có yếu tố hoang đường, kì ảo? A. Đúng B. Sai Câu 9: Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn A. Đúng B. Sai Câu 10: Đâu là thành ngữ đúng trong văn bản trên. A. Hoa thơm cỏ lạ B. Lớn nhanh như thổi C. Xinh đẹp tuyệt trần D. Giúp đỡ lẫn nhau Câu 11: “Đồng bào” là từ loại gì? A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép đẳng lập D. Từ ghép chính phụ Câu 12: Chi tiết “Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.” thể hiện điều gì? A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. Câu 13: Tác dụng của trạng ngữ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm.”. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 14: Tác dụng của trạng ngữ “Ngày xửa ngày xưa” trong câu “Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.” A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 15: Theo em, truyện Con rồng cháu tiên có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
Ý nghĩa câu chuyện CON RỒNG CHÁU TIÊN
Mấy bn ơi cho mình hỏi ở đây có bn nào kiểm tra giữa kì môn ngữ văn ko
Mik ktra xong được 1 tuần rồi☺
mọi người ơi cứu em
mai em thi môn toán rồi, anh chị nào có đề kiểm tra giữa học kì môn toán lớp 6 thì gửi cho em với ạ
cứu em help my
Câu 1. Tập hợp N* được biểu diễn bằng?
A. {0;1;2;3;4;5;.....}
B. {0.1.2.3.4.5......}
C. {1,2,3,4,5,.....}
D. {1;2;3;4;5;.....}
Câu 2: Kết quả phép tính là:
A. 15
B. 300
C. 290
D. 150
Câu 3. Tìm x biết: 178-x:3=164. Khi đó x bằng ?
A. 1026
B. 42
C. 114
D. 14
Câu 4. Kết quả phép tính 97:93 bằng?
A. 93
B. 94
C. 97
D. 90
Câu 5. Kết quả phép tính 4.52 - 81:32 bằng?
A. 31
B. 90
C. 30
D. 91
Câu 6. Nếu x là số tự nhiên sao cho (x-1)2 = 16 thì x bằng
A. 1
B. 4
C. 5
D. 17
Câu 7. Công thức nào sau đây biểu diễn phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số ?
A. am.an = am+n
B. am:an = am+n
C. am.an = am-n
D. am:an = am-n
Câu 8. Biểu thức 2.3.5 + 35 chia hết cho số nào sau đây
A. 2
B. 5
C. 3
D. 7
Câu 9. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào có các phần tử đều là số nguyên tố
A. {1;3;4;5;7}
B. {1;2;3;5;7}
C. {2;13;5;27}
D. {2;13;5;29}
Câu 10. Số 600 phân tích ra thừa số nguyên tố được là?
A. 23.3.52
B. 24.3.52
C. 23.3.5
D. 24.52.32
Câu 11. Trong các phép tính sau, phép tính nào cho kết quả là số nguyên tố
A. 1 + 20210
B. 5.7.9 + 35.37.39
C. 1254 + 579
D. 1.2.3.4.5 + 2020
Câu 12. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và
A. Chỉ có 1 ước là chính nó
B. Chỉ có 2 ước là 1 và chính nó
C. Chỉ có 3 ước
D. Có nhiều hơn 2 ước.
Câu 13. Trong các số sau, số nào là bội của 15
A. 55
B. 65
C. 75
D. 85
Câu 14. Tìm các số tự nhiên biết x⁝11 và x < 33
A. x ∈ {0,11,22}
B. x ∈ {11,22,33}
C. x ∈ {0;11;22}
D. x ∈ {0;11;22; 23}
Câu 15. Tìm số tự nhiên a lớn nhất, biết 480⁝a và 720⁝a
A. 240
B. 241
C. 239
D. 242
Câu 16: Cho A = 15 + 1003 + x với x là số tự nhiên. Tìm điều kiện của x để A⁝5
A. x⁝5
B. x chia cho 5 dư 1
C. x chia cho 5 dư 3
D. x chia cho 5 dư 2
Câu 17. Trong tam giác đều số đo mỗi góc bằng bao nhiêu độ?
A. 300
B. 450
C. 500
D. 600
Câu 18. Trong hình vẽ bên dưới có bao nhiêu hình chữ nhật?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 19. Cho hình thoi như hình vẽ bên dưới. Nếu góc M bằng 500 thì góc O bằng bao nhiêu độ ?
A. 500
B. 900
C. 400
D. 300
Câu 20. Tính diện tích hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 30 cm và đường chéo lớn hơn đường chéo bé là 2 cm.
A. 110 cm2
B. 112 cm2
C. 111 cm2=2
D. 114 cm2
II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 21. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể).
a) 135 + 340 + 65 + 160
b) 12.75 + 12.17 + 12.8
c) 24.5 - [131-(13-4)2]
Câu 22. (1, 5 điểm) Tìm số tự nhiên , biết:
a) 5.x - 13 = 102
b) 21 + 3x-2 = 48
c) 2.x - 14 = 5.23
Câu 23: (1,5 điểm) Một khoảng sân có dạng hình chữ nhật với chiều dài 9m và chiều rộng 4m. Người ta để một phần của sân để trồng hoa (phần kẻ sọc), phần còn lại lát gạch (phần trắng).
a) Tính diện tích phần sân trồng hoa?
b) Nếu lát phần sân còn lại bằng những viên gạch hình vuông cạnh 40cm thì cần bao nhiêu viên gạch?
Câu 24: (0,5 điểm) Cho B = 3 + 32 + 33 + ... + 3100
Tìm số tự nhiên n, biết rằng 2B + 3 = 3n
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Tập hợp nào dưới đây có 5 phần tử?
A = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | x > 3}
B = {x ∈ N ∈N | x < 6}
C = {x ∈ N ∈N | x ≤ 4}
D = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | 4 < x ≤ 8}
Câu 2: Cho tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp M?
A. 13
B. 23
C. 33
D. 43
Câu 3: Số 1 080 chia hết cho bao nhiêu số trong các số sau đây: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24, 25?
A. 10 số
B. 9 số
C. 8 số
D. 7 số
Câu 4: Hằng gấp được 97 ngôi sao và xếp vào các hộp, mỗi hộp 8 ngôi sao. Số ngôi sao còn thừa không xếp vào hộp là:
A. 5 ngôi sao
B. 1 ngôi sao
C. 6 ngôi sao
D. 2 ngôi sao
Câu 5: Phân tích số 154 ra thừa số nguyên tố được:
A. 154 = 2 . 7 . 11
B. 54 = 1 . 5 . 4
C. 154 = 22 . 3 . 5
D. 154 = 2 . 7 . 13
Câu 6: Hình nào dưới đây là hình vẽ chỉ tam giác đều?
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Hai đường chéo hình thoi có độ dài lần lượt bằng 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là:
A. 90 cm2
B. 96 cm2
C. 108 cm2
D.120 cm2
Câu 8: Chọn câu sai trong các câu dưới đây?
Cho hình vẽ
Lục giác đều ABCDEG là hình có:
A. Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G, O bằng nhau.
B. Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.
C. Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.
D. Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm):
1) Thực hiện các phép tính:
a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150;
b) 160 – (4 . 52– 3 . 23);
c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220.
2) Tìm BCNN của các số 28, 54.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Câu 1: Cho tập A={ 2; 3; 4; 5}. Phần tử nào sau đây thuộc tập A.
A.0
B. 3
C. 7
D. 8
Câu 2 Trong hình chữ nhật:
A. Các cạnhbằng nhau
B. Hai đường chéo không bằng nhau
C. Bốn góc bằng nhau và bằng 900
D. Các cạnh đối không song song với nhau
Câu 3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau của số 150.
A.(148; 149)
B. (149; 151)
C. (151; 152)
D. (148; 151)
Câu 4: Với a, m, n là các số tự nhiên, khẳng định nào sau đây đúng?
A.am: an = am – n (a 0, m)
B. am : an = am + n (a 0)
C. am: an= an (a 0)
D. am : an = m - n (a 0)
Câu 5 : Cho H.1. Công thức tính chu vi của hình chữ nhật là:
A. C = 4a
B. C = (a + b)
C. C = ab
D. 2(a + b)
Câu 6. Các số nguyên tố nhỏ hơn 5 là:
A. 0;1;2;3;4
B. 0;1;2;3
C. 1;2;3
D. 2;3
Câu 7 Trong hình lục giác đều:
A. Sáu cạnh không bằng nhau
B. Đường chéo chính bằng đường chéo phụ
C. Các góc bằng nhau và bằng
D. Các đường chéo chínhkhông bằng nhau
Câu 8.Trong các tổng sau, tổng chia hết cho 9 là
A. 315+540
B. 270 + 21
C. 54+ 123
D. 1234 + 81
Câu 9. Kết quả viết tích 67.65 dưới dạng một lũy thừa bằng
A. 635
B. 62
C. 612
D. 3612
Câu 10. Bác Hòa uốn một sợi dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thang cân với độ dài đáy bé bằng 40cm, đáy lớn bằng 50cm, cạnh bên bằng 15cm, móc treo dài 10cm. Hỏi bác Hòa cần bao nhiên mét dây thép?
A. 130m
B. 1,3m
C. 130cm
D. 1,3cm
Câu 11. Hình bình hành không có tính chất nào sau đây
A. Hai cạnh đối song song với nhau
B. Hai cạnh đối bằng nhau
C. Bốn cạnh bằng nhau
D. Các góc đối bằng nhau
Câu 12 Kết quả phép tính 18: 32 . 2 là:
A.18
B. 4
C. 1
D. 12
Phần II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm): Tính hợp lí:
a) 64 + 23.36
b) 25.5.4.3
c) 5.23 + 79 : 77 - 12020
Câu 2 (1,5 điểm)
a)Tìm Ư(45), B(8), BC(6,18)
b)Tìm ước chung lớn nhất rồi tìm ước chung của 300 và 84
Câu 3 ( 1,0 điểm): Tìm x ∈ N, biết:
a) x - 32 = 53
b) 2x + 2x + 3 = 144
Câu 4 ( 1 điểm): Một trường THCS có khoảng từ 400 đến 600 học sinh; khi xếp hàng 12; hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ hàng. Tính số học sinh của trường đó.
Câu 5 (1,0 điểm) Một mảnh ruộng hình thang có kích thước như hình vẽ,
a) Tính diện tích mảnh ruộng
b) Hỏi mảnh ruộng cho sản lượng bao nhiêu kg thóc. Biết năng suất lúa là 0,6 kg/m2
Câu 6 (1,0 điểm) Không thực hiện tính tổng, chứng minh rằng A = 2 + 22 + 23 + … + 220 chia hết cho 5.
Bạn nào có đề cương môn Ngữ Văn 7 HK1 rồi thì chụp cho tớ xin tham khảo với !
(Mình có đề cương rồi nhưng không có phần đọc-hiểu văn bản rồi nêu : nội dung , ptbđ , đặt tên cho đoạn thơ , tìm đại từ , ... Đề cương bạn nào có ôn phần này thì cho mình xin tham khảo nhé . Mình cám ơn trước ^^)
Muốn xem nhiều đề nữa ib mình gửi nhen :))
Mình có nhiều đề lắm, nhưng chụp trước cho bạn đề này tham khảo nek
Mấy bn ơi cho mình hỏi có bn nào kiểm tra giữa kì môn ngữ văn lớp 7 không nếu có cho mình xin đề đọc hiểu đi.
Tham khảo nhé em~
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vừa mới hôm nào nghe trong đó
Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn
Hôm rày đã lại nghe trong nớ
Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn
Thương những hàng cây khô trong cát
Giờ gặp bão giông bật gốc cành
Thương những nấm mồ khô trên cát
Giờ lại ngâm mình trong nước xanh
Thương những mẹ già da tím tái
Gồng lưng chống lại gió mưa giông
Thương những em thơ mờ mắt đói
Dõi nhìn con nước, nước mênh mông
Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành
Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy
Nhận hết bão giông lại phía mình.”.
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó.
Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ:
“Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành”
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về miền Trung.
Câu 2: (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
đây https://vndoc.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-lop-7-mon-van-nam-hoc-2020-2021-207312
Có bạn nào làm xong bài kiểm tra định kì cuối HKII Khối Bảy chưa ạ? Nếu còn đề thì chụp gửi mình ở đây với. Ba bài kiểm tra ba môn Toán, Văn, Anh ạ. Nếu có bài kiểm tra bộ môn Sinh thì càng tốt.
Cám ơn các bạn trước!~
Em tham khảo đề Toán:
Bài 1 (2,0 điểm) : Điểm kiểm tra 45 phút môn Toán của lớp 7A được cô giáo ghi lại như sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 2 (1,5 điểm) : Cho đơn thức sau:
a) Thu gọn đơn thức M.
b) Tính giá trị của đơn thức tại \(\)\(\text{x = -1 , y = 3}\).
Bài 3 (2,0 điểm) : Cho hai đa thức:
\(\text{A(x) = x^2 + 7x^4 - 2x - 10}\)
\(\text{B(x) = 3x + 4x^4 - 2x^3 + 7}\)
a) Sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b) Hãy tính\(\text{ A(x) + B(x); A(x) - B(x)}\) .
Bài 4 (1,0 điểm) : Trên đường đi học, từ trước nhà đến cổng trường về phía tay phải, Tuấn đếm được tất cả 34 cây cột đèn chiếu sáng. Nếu khoảng cách trung bình 2 cây cột đèn là 35 mét thì quãng đường từ nhà Tuấn đến trường dài bao nhiêu mét ?
Bài 5 (3,5 điểm) : Cho vuông tại\(\text{ A (AB > AC)}\). Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho\(\text{ AD = AB}\), trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho \(\text{DE = BC}\).
a) Chứng minh \(\text{ΔABC = ΔADE}\)
b) Chứng minh
c) Đường cao AH của ΔABC cắt DE tại F. Qua A kẻ đường vuông góc với CF tại G, đường thẳng này cắt đường thẳng BC tại K. Chứng minh: \(\text{FK // AB.}\)
Em tham khảo đề môn Văn:
I. Trắc nghiệm (3 điểm)Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 2, mỗi ý đúng 0,5 điểm).
Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.
(Phạm Văn Đồng)
1. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam” là:
a. Ngót ba mươi năm
b. Bôn tẩu phương trời
c. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời
d. Thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam
2. Câu văn: “Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Tương phản
b. Liệt kê
c. Chơi chữ
d. Hoán dụ
3. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động?
a. Mọi người rất yêu quý Lan.
b. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người.
c. Gió thổi rì rào ngoài cửa sổ
d. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này
4. Các câu trong đoạn văn sau câu nào là câu đặc biệt?
“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ
b. Gió biển thổi lồng lộng
c. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.
d. Một hồi còi
5. Xác đinh trạng ngữ trong câu văn sau: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
a. Cối xay tre
b. Nặng nề quay
c. Từ nghìn đời nay
d. Xay nắm thóc
6. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?
a. Chủ ngữ
b. Vị ngữ
c. Trạng ngữ
d. Phụ ngữ
II. Tự luận (7 điểm)1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? (2đ)
2. Em hãy chứng minh “Bảo về rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. (5đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
a | b | c | d | c | a |
II. Phần tự luận
1.
- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)
- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)
+ Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Ngôi kể thứ 3 => khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.
2.
Viết bài văn chứng minh
a. Mở bài (0.5đ) Vai trò to lớn của rừng. Trích dẫn nhận định cần chứng minh.
b. Thân bài:
- Rừng đem lại những nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn và bền vững (…)
- Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
- Rừng là ngôi nhà của các loại động thực vật
- Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.