Những câu hỏi liên quan
YN
Xem chi tiết
H24
15 tháng 1 2022 lúc 14:22

 

Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông có một nền tảng gia đình vô cùng danh giá, cha làm quan lớn trong triều Lê, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm tới quan Tham tụng trong triều. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm ( 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ), tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ hồ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ.

 

Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài... chữ Nôm có văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh.

Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 ( 1805 -1809). Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân ( Trung Quốc) tuy nhiên đã được sáng tạo tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ.

 

Truyện Kiều kể về một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Cả hai người con gái đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong lễ hội đạp thanh Thúy Kiều gặp Kim Trọng cả hai người nguyền thề sống chết. Kim Trọng về Liễu Dương chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha, nhường mối tơ duyên cho em gái Thúy vân. Từ đây bắt đầu 15 năm lưu lạc đầy nước mắt của Kiều “thanh y mấy lượt, thanh lâu mấy lần”. Sau đó Thúy Kiều may măn gặp Từ Hải một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Kiều trả ân, báo oán. Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng. Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt gả cho viên thổ quan, vì quá nhục nhã Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng may mắn được sư vãi Giác Duyên cứu sống và đi tu. Sau đó Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt làm quan lớn, may mắn gặp sư vãi Giác Duyên và đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc.

 

Có thể nói ngoài việc thể hiện được tài năng và nghệ thuật điều khiển ngôn từ cao tay của Nguyễn Du, Truyện Kiều còn mang giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Về giá trị hiện thực đó là bức tranh xã hội đầy rối ren. Các thế lực đồng tiền, có quyền có thế ép người khiến nhân dân lầm than khổ cực. Cả xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, nó có thể biến con người trở thành những nạn nhân đau khổ. Đẩy gia đình Vương viên ngoại vào cảnh tan cửa nát nhà, đồng tiền cũng khiến Thúy Kiều dăm lần bảy lượt vào lầu xanh chịu sự sỉ nhục, đánh đập của Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời đầy nước mắt của Kiều chính là bằng chứng đanh thép nhất để tố cáo xã hội phong kiến đầy bất lương và tàn nhẫn.

Về giá trị nhân đạo Truyện Kiều chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc giữa người với người. Nó là sự thương cảm với những kiếp người bất hạnh, đồng thời cũng là khát vọng ước mơ về một hạnh phúc tình yêu chân chính của con người. Bên cạnh đó niềm khát khao công lí về chiến thắng thế lực bạo tàn còn được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải.

 

 

Có thể nói đên Truyện Kiều thì tài năng của Nguyễn Du như được khẳng định một cách trọn vẹn nhất. bằng cách điều khiển ngôn từ, xây dựng cốt truyện hấp dẫn , nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình... ông đã khiến cho Truyện Kiều trở thành một thi phẩm xuất sắc. Đó cũng là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người, truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi tình yêu thương sự công bình giữa người với người trong xã hội.

   

                                                           nhớ tick minh nha :V

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
TL
5 tháng 4 2020 lúc 7:39

A bik chỉ mk với

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
H24
11 tháng 8 2021 lúc 16:08

mik bt sơ sơ thôi nhé!

1,Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như,hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền.huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh;sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc,nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.Cha là Nguyễn Nghiễm,đỗ tiên sĩ,từng giữ chức Tể tướng.Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh.

2,Gía trị nội dung và nghệ thuật:

+)Về nội dung:Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hieennj thuwcjvaf giá trị nhân đạo.Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,tiếng nói lên án,tố cáo những thế lực xấu xa,tiếng nói khẳng định đề cao tài năng,nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống,khát vọng tự do công lí,khát vọng tình yêu,hạnh phúc...

+)Về nghệ thuật:Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương tiện ngôn ngữ,thể loại.Vơi Truyện Kiều,ngôn ngữ văn học dân tộc là thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.Với Truyện Kiều,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc,từ nghệ thuật dẫn đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

CHÚC BẠN HỌC TÔT!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
11 tháng 8 2021 lúc 16:13

cảm ơn nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
11 tháng 8 2021 lúc 17:45

mik cs quên vài chi tiết nên mong bn thông cảm nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MM
Xem chi tiết
MB
Xem chi tiết
H24
9 tháng 3 2022 lúc 17:58

Tham khảo: Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh) sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ một cán bộ văn hóa, tuyên huấn và sáng tác thơ, ông đã làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội, Tổng biên tập báo Văn nghệ…. Từ năm 2000, ông là Tống thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Bình luận (0)
KS
9 tháng 3 2022 lúc 18:01

Tham khảo:

 Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh) sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ một cán bộ văn hóa, tuyên huấn và sáng tác thơ, ông đã làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội, Tổng biên tập báo Văn nghệ…. Từ năm 2000, ông là Tống thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
LA
4 tháng 8 2018 lúc 12:25

Nguyễn Du tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". Wikipedia

Sinh: 3 tháng 1, 1766, Hà Nội

Mất: 16 tháng 9, 1820, Huế

Quốc tịch: Việt Nam

Bình luận (0)
KS
4 tháng 8 2018 lúc 12:25

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, mất năm 1820, tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là " Đại thi hào dân tộc".

​chúc bạn hok tốt

Bình luận (0)
KS
4 tháng 8 2018 lúc 12:27


Nguyễn Du quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông về vàn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh.

Nguyễn Du lớn lên trong hoàn cảnh thuận lợi và đầy đủ như thế không được bao lâu. Năm 9 tuổi, ông mồ côi cha, năm 12 tuổi lại mồ côi mẹ. Cùng với sự sụp đổ của chế độ Lê-Trịnh, dòng họ Nguyễn lừng lẫy hiển vinh cũng dần dần xiêu tán. Cho nên, tuy sinh trưởng trong gia đình quý tộc nhưng từ nhỏ, Nguyễn Du đã phải trải qua cuộc sống nhiều nỗi khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là một thời đại đầy biến động với hai đặc điếm nồi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như cơn bão lớn quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh thối nát và đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
 
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã một phen thay đổi sơn hà, làm lung lay ý thức hệ tư tưởng của nhiều người, trong đó có Nguyễn Du. Phong trào Tây Sơn thất bại, triều Nguyễn được thiết lập; nhà thơ đã hướng ngòi bút vào hiện thực vừa trải qua một cuộc bể dâu để ghi lại "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

Trong suốt quãng đời lênh đênh lưu lạc, nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người và số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông được vua cử đi sứ Trung Quốc. Ông đã đi qua nhiều vùng đất rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

Nguyễn Du là con người có trái tim nhân hậu. Nhà thơ đã từng khẳng định: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đã đề cao tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du đối với con người và cuộc đời: Lời văn tỏ ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột, Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình tha thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Nguyễn Du đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học ở cả lĩnh vực chữ Hán lẫn chữ Nôm, đặc biệt là ở giá trị bất hủ của Truyện Kiều. Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thị tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm, ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu nhất là Truyện Kiều. Truyện Kiều không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sông tinh thần của dân tộc

chúc bạn hok tốt

Bình luận (0)
MA
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 lúc 2:12

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

Bình luận (0)
IN
Xem chi tiết