phân tích được ảnh hưởng của các thiên tai tại vùng biển đối với sự phát triển kinh tế
Phân tích được ảnh hưởng của các thiên tai vùng biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
*Thuận lợi:
-Đất phù sa màu mỡ,khí hậu,thủy văn thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
-Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh.
-Nhiều khoáng sản có giá trị: Sét,cao lanh,đá nâu,than nâu,......
-Tài nguyên biển được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng,đánh bắt thủy sản,du lịch.
*Khó khăn:
-Thời tiết diễn biến thất thường,hay có bão lụt,ít tài nguyên khoáng sản.
[1] Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Trình bày sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc [2] phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế của vùng TDMNBB [3] Tại sao nói ĐBSH có thế mạnh về sản xuất lư lương thực, thực phẩm [4] dựa vào sgk-t100 a, Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của hai vùng BTB và DHNTB b, Vẽ biểu đồ thể hiện So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng c, nhận xét và giải thích
1/ So sánh những tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế giủa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc nước ta? Vì sao nói du lịch là thế mạnh của vùng?
2/ Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng?
3/ Nêu biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản và phát triển ngành khai thác hải sản?
Các bạn giúp mình nha, mình sắp thi rồi!!!
2, Tham khảo :
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
1) Kể tên các nhân tố hình thành đất . Chọn phân tích một trong số các nhân tố hình thành đất.
2) Phân tích ảnh hưởng của gia tang dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển đối với sự phát triển kinh tế.
3) Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của vi sinh vật. Chọn phân tích một trong các nhân tố để thấy rỏ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
4) Phân tích ảnh hưởng của gia tang dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển đối với tài nguyên và mội trường
Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
hãy phân tích ảnh hưởng của vấn đề nhập cư đối với sự phát triển kinh tế , xã hội của bắc mĩ
- Kinh tế: Các nhóm nhập cư thường làm nhiều công việc khác nhau, từ những công việc không đòi hỏi kỹ năng đến những ngành công nghiệp cao cấp. Họ đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế qua việc tạo ra nhiều việc làm, khởi nghiệp và đầu tư.
- Các vấn đề xã hội: Sự đa dạng đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Bắc Mỹ, nhưng cũng tạo ra các thách thức. Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ có thể dẫn đến xung đột và hiểu lầm.
Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
- Thuận lợi :
+ Có khoáng sản để phát triển công nghiệp
+ Có nguồn lợi sinh vật biển phong phú để phát triển ngành thủy sản
+ Phát triển giao thông vận tải biển
+ Phát triển du lịch biển
- Khó khăn : vùng biển Đông hay có bão gây thiệt hại và các bất lợi khác
thiên tai sảy ra phổ biến ở đồng bằng ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội
Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển ?
a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.
- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._
- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.
b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
* Đối với kinh tế :
- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)
* Đối với an ninh :
- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.