Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
MN
14 tháng 3 2021 lúc 23:11

Dựa vào bản đồ và kiến thức địa lí để xác định vị trí của các nước:

- Khu vực châu Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Ấn Độ.

- Khu vực châu Phi: Ai Cập, An-giê-ri.

- Khu vực Mĩ Latinh: Cuba.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

Bình luận (0)
ND
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
31 tháng 5 2018 lúc 9:20

Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-lê-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
15 tháng 12 2017 lúc 7:19

- Xác định vị trí của 6 lục địa trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu): Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Ả - Âu, Ô-xtrây-li-a, Nam cực.

-Tên các đại dương bao quanh từng lục địa:

      + Lục địa Á – Âu: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

      + Lục địa Phi: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

      + Lục địa Bắc Mĩ: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương

      + Lục địa Nam Mĩ: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,

      + Lục địa Ô – xtray – li – a : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

      + Lục địa Nam Cực: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

- Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ:

- Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn:

+ S: 5,5 triệu km2 (rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới).

+ Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (60% diện tích).

+ Mức độ đa dạng sinh học rất cao:

Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, bên dưới là các cây gỗ lớn, cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt.

Thành phần loài động, thực vật hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng; hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.

- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
21 tháng 10 2019 lúc 14:17

a) Vị trí địa lí

  - Ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

  - Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; trên biển giáp Ma-lai-xi-a, Bry-nây, Phi-lip-pin, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a.

  - Nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí:

    Phần trên đất liền:

Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam ỏ vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyên Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o10'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

    Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50'B, và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến trên 117o 20' Đ tại Biển Đông.

 - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vục giờ (múi giờ) thứ 7, tính từ khu vục giờ gốc (giờ GMT).

b) Phạm vi lãnh thổ

 - Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

 - Vùng đất (toàn bộ đất liền và các hải đảo): 331.212km2.

 - Vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Lưu ý chỉ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
NM
26 tháng 1 2016 lúc 14:00

- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                        + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

                        + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

            - Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).

+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.

+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Bình luận (0)
MC
1 tháng 6 2018 lúc 13:28

a) Vị trí địa lí

- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

b)Phạm vi lãnh thổ

-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

- Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
HS
3 tháng 6 2018 lúc 8:15

a) Vị trí địa lí

- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

b)Phạm vi lãnh thổ

-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Bình luận (0)
MY
Xem chi tiết
NT
15 tháng 11 2023 lúc 14:09

Chọn B

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MN
14 tháng 3 2021 lúc 23:33

* Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa: dựa vào bản đồ để xác nhận.

* Các sự kiện đấu tranh của 3 nước này:

- Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.

- Ở Cu-ba: Năm 1959 cách mạng Cu-ba bùng nổ và thắng lợi.

- Ở Chi-lê:

+ Tháng 9 - 1970, cuộc bầu cử ở Chi-lê giành thắng lợi.

+ Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973.

- Ở Ni-ca-ra-goa:

+ Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.

+ Đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.

- Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

Bình luận (0)
ND
14 tháng 3 2021 lúc 23:34

* Các sự kiện đấu tranh của 3 nước này:

- Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.

- Ở Cu-ba: Năm 1959 cách mạng Cu-ba bùng nổ và thắng lợi.

- Ở Chi-lê:

+ Tháng 9 - 1970, cuộc bầu cử ở Chi-lê giành thắng lợi.

+ Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973.

- Ở Ni-ca-ra-goa:

+ Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.

+ Đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.

- Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

 



undefined

Bình luận (0)