Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri
Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.
- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại "một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới" (Lê-nin).
- Mặc dù thất bại, nhưng những chính sách của Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại "một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới" (Lê-nin).
- Mặc dù thất bại, nhưng những chính sách của Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại "một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới" (Lê-nin).
- Mặc dù thất bại, nhưng những chính sách của Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.
Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì?
Tham khảo
- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.
+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.
=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.
- Ý nghĩa của công xã Pa-ri
+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
Câu 1: Tại sao nói công xã pa-ri là một nhà nước kiểu mới
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học lịch sử của công xã pa-ri
Câu 3: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh
Câu 4: Nếu tình hình kinh tế chính trị nước Pháp thế kỉ XIX
Câu 1 : Vì công xã pari không có bóc lột, ko có những cuộc chiến tranh đẫm máu, người nào cũng hăng say làm việc, người dân đc sự giúp đỡ của chính quyền để làm ăn phát đạt
Câu 2 :
- Ý nghĩa:
Là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
- Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động
Câu 3 :
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
câu 4:
Nước Pháp
a) Tình hình kinh tế
Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao... Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 - 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.
Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
b) Tình hình chính trị
Tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba(J). Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v...).
Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km- và 55,5 triệu dân.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri và nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới.
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 1: Thế nào là cách mạng tư sản? Ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản Pháp?
Câu 2: Thế nào là cách mạng công nghiệp và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp ?
Câu 3: Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới ? Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri.
Câu 4: Cuộc Duy Tân Minh Trị về nội dung, kết quả, ý ngĩa.
Câu 5: Những thành tựu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Câu 6: Tại sao năm 1917, nước Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng.
Giúp mik bài tập này nhanh nha mik đang cần gấp.
câu 1
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.
Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.
+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Câu 3
Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :
-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .
-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .
-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.
- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .
- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .
Nhà nước của dân:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.
- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.
- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .
Nhà nước do dân :
- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .
- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .
- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân
* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :
+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 4
nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
1. Tình hình kinh tế , chính trị , xã hội nước Pháp
2. Vì sao công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới
3. Cách mạng Nga ( 1905 - 1907 )
4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga
5. Kinh tế Mĩ đầu thế kỉ XX , nguyên nhân phát triển kinh tế ở Mĩ
Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri.
Tham Khảo !
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri.
- Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
- Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
Tham Khảo !
* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:
- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.
- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.