Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
LP
13 tháng 12 2021 lúc 19:30

hay lắm nhé thank youyeu

Bình luận (0)
H24
13 tháng 12 2021 lúc 19:31

cái j dài zậy ❓

Bình luận (2)
NP
Xem chi tiết
KS
27 tháng 1 2022 lúc 17:32

Refer:

I.Mở bài:

- mở ý gián tiếp hoặc trực tiếp nha.

_ Đại dịch covid 19 là đại dịch lớn nhất trong hàng trăm năm qua

- Có những y bác sĩ ,những anh chị tình nguyện,những chiến sĩ ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch

- Và chưa hết là những người dân có tấm lòng nhân ái giữ mùa dịch"lá lành đùm lá rách""lá rách đùm lá te tua"

=>Đó là tình thương thân thương ái trong mùa dịch covid 19.

II. Thân bài:

- Nêu dẫn chứng về tình thương thân thương ái

- Phát cơm từ thiện,siêu thị 0 đồng,cắt tóc miễn phí....

=> Nói lên sự sẻ chia trong mùa dịch

=>Người dân nước ta có tấm lòng nhân ái

=> Luôn đồng lòng.....

III.Kết bài:

- Khẳng định lại về tấm lòng thương thân thương ái .

- Cảm nghĩ của bản thân

- Khuyên mọi người nên làm theo

- Rút ra bài học 

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
13 tháng 8 2018 lúc 20:46

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

                                                       Bài làm

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
TB
13 tháng 8 2018 lúc 20:51

Tham khảo!!!

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

-     Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

II. THÂN BÀI

Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

-     Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

-     Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

-     Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

-     Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 -    Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

-     Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

-     Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

-     Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

-     Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

-     Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

-     Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

-     Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

-     Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III. KẾT BÀI

-    Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

-     Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

-    Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Code : Breacker

Bình luận (0)
LL
13 tháng 8 2018 lúc 21:11

Cảm ơn hai bạn nhiều!

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
CX
9 tháng 1 2022 lúc 16:35

TK

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

- Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Và theo thời gian, nét đẹp văn hóa kia dần mai một để chính tác giả phải tiếc nuối  và sáng tác nên bài thơ “Ông Đồ” để bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Thể thơ: Qua hình ảnh ông Đồ viết câu đối tết, tác giả muốn bày tỏ một lòng tiếc thương sâu sắc với một lớp người tài tình sinh bất phùng nay đã gần đất xa trời và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

- Bố cục: 3 phần

2. Nội dung

a) Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vẻn vẹn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

b) Ông đồ thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở - lúc xuân về - Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phố" để viết câu đối thuê:

“Mỗi năm hoa đào nở

Bên phố đông người qua”

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn t thích đôi câu đối đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phát huy hoàng còn sót lại:

“Bao nhiêu người thuê viết

Như phượng múa rồng bay”

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đèn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

c) Ông đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần...

“Nhưng mỗi năm nỗi vắng

Người thuê viết này đâu?”

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa - Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắn và “mực đọng trong nghiên sầu” c làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nào khó tả.

d) Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa

- Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề

- Việt Nam có rất nhiều phong tục, văn hóa tốt đẹp. Nhưng cùng với quá trình hòa nhập, nhiều nét đẹp nay đã dần bị quên lãng. Bài thơ Ông Đồ đã diễn tả thành thông nỗi tiếc nuối khi các nét đẹp bị bỏ quên. Đồng thời, đây là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải cố gắng gìn giữ những nét đẹp của dân tộc để Việt Nam vừa trở thành một đất nước văn hiến, vừa là một nước hiện đại.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
MN
4 tháng 10 2021 lúc 8:00

Em tham khảo nhé (Đoạn văn rồi lại dàn ý là ntn?)

Đọc " lão Hạc" của Nam Cao chúng ta thấy lão Hạc hiện lên là một người chả rất mự thương con. Lão chỉ có duy nhất một người con trai, nhưng vì nghèo quá không có tiền cưới vợ mà người con trai quẫn trí bỏ đi để lại lão Hạc một mình. Lão luôn luôn nhớ thương về người con trai, mong ngóng con trai từng ngày. Xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người lương thiện vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn. Đã rất nhiều người là những chuyện mất nhân tính, đấnh mất cả bản thân nhưng lão Hạc lại không như vậy. Cả đời lão chỉ có mảnh vườn nhưng cũng không dám động vào để lại cho con. Cạu Vàng con chó để lại cho lão, lão rất yêu thương nó nhưng vì nghèo khó, mất mùa không còn tiền ăn nên lão đã phải báo nó đi. Và cuối cùng lão chọn cái chết để không động vào những gì để lại cho người con trai.  Trước khi chết lão đã giao toàn bộ số tiền để lại cho con giao cho ông giáo cất giữ hộ. Chắc hẳn lúc mà lão xin bả chó của Binh Tư, chính Binh Tư  nghĩ ông giáo đã bị sa ngã, làm điều xấu. Nhưng tất cả lại không nghĩ đến để bảo vệ sự lương thiện của mình mà đã chọn cái chết. Cuộc đời lão Hạc khổ sở đến khi chết nhưng ông vẫn là một người cha hết mực yêu thương con, người cha mẫu mực.

 

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
SB
9 tháng 7 2021 lúc 13:22

dàn ý cảm nhận hả bn ?

Bình luận (1)
BT
9 tháng 7 2021 lúc 13:32

đúng rồi bạn giúp mik vs

 

Bình luận (1)
PP
9 tháng 7 2021 lúc 17:14

Bạn tham khảo nha!!

undefined

Bình luận (1)