em hãy chỉ ra và nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ trong câu thơ sau;
người cha mái tóc bạc
đốt lửa cho anh nằm
hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh của người mẹ trong bài ca dao "À ơi tay mẹ"của tác giả Bình Nguyên.Trong đoạn văn có sử dụng một phép tu từ so sánh.(gạch chân dưới phép tu từ so sánh đó).
Em tham khảo:
Hình ảnh bàn tay mẹ chắn mưa sa, chặn bão, thức một đời đã thể hiện được những hi sinh to lớn mẹ dành cho con. Mẹ hi sinh tất cả, che chắn mọi khó khăn trong cuộc sống, chỉ mong con có được cuộc sống bình yên. Bàn tay mẹ giống như có phép nhiệm màu vậy, không khó khăn, vất vả nào mà mẹ không vượt qua được; điều đó nó lên tình yêu vô bờ vô tận mà mẹ dành cho con(Câu so sánh). Tình yêu của mẹ theo con cả một đời. Bài thơ giúp em hiểu được tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho em: "Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp". Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ của mình, vì cha mẹ dành cả đời hi sinh và yêu thương chúng ta.
Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ
a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:
-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?
-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?
c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:
- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?
-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?
d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.
em xin cảm ơn ạ
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờichỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ dduocj sử dụng trong 2 câu thơ đầu của rằm tháng giêng
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
Chỉ rõ và nêu giá trị biểu đạt của phép tu từ điệp ngữ trong những câu sau:
"Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời"
Giúp mk với!!!! ●¡●
Suy nghĩ về nỗi đau thương, mất mát của con người, nhà thơ dẫn dắt người đọc về lẽ sống, triết lí ở đời: "Sống trong cát... sáng ngời". Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh. Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng. Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ "Trái tim" và biện pháp nghệ thuật so sánh "trái tim như ngọc sảng ngời". Ở đây, hình ảnh "trái tim" là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trở thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
chỉ ra và nêu tác dung của biện pháp tu từ so sánh có trong câu sau : "mưa rửa sạch bụi" "như em lau nhà" ?
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên sau mưa.
- Trí tưởng tượng đầy thú vị của tác giả kết nối giữa hành động giữa con người và thiên nhiên.
Hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sông con người và sinh vật trên trái đất
chỉ ra biện háp tu từ nói quá trong đoạn văn sau đây và cho biết việc sử dụng các biện pháp tu từ nói quá có giá trị biểu đạt như thế nào ?
'' cô tôi chưa rứt câu cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai cho kì nát vụn mới thôi ''
2 viết 1 đoạn văn diễn dịch phân tích các tác hại của việc hút thước lá trong đó có sử dụng 1 câu ghép
HÒN ĐÁ...MỚI THÔI
TÁC DỤNG : NHẤN MẠNH , LÀM CHO DIỄN TẢ ĐƯỢC NỖI UẤT ỨC CỦA CHÚ BÉ HỒNG. THEẺ HIÊN TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA VÔ BỜ BÊN CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ
''cảnh khuya như vẽ ng` chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nc nhà''
a, tìm biện pháp tu từ của 2 câu thơ trên và nêu tác dụng của 1 trg những biện pháp tu từ vừa tìm đc
b, qua 2 câu thơ trên phát biểu cảm ngĩ về Bác
a , có bpháp tu từ :
- Đảo ngữ vòng tròn ' chưa ngủ ' . Tác dụng : để nhấn mạn nỗi lo nước , lo cho cách mạng của Bác Hồ
-b , Qua hai câu thơ ta thấy bác là một người yêu nước , luôn là người lo trước thiên hạ , vui sau thiên hạ .
a-điệp ngữ vòng.tác dụng là nhằm nhấn mạnh nỗi niềm lo cho dân cho nước của Bác
b-Bác vừa là một thi sĩ vừa là một chiến sĩ.Tình yêu mà Bác dành cho quê hương đất nc con ng VN là vô bờ bền.Làm việc ở chiến khu Việt Bắc rất khổ cực(Sáng ra bờ suối tối vào hàn Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng) nhưng đêm đến Bác vẫn ko nghỉ ngơi mà dành t/gian lo cho nc cho dân
hãy chỉ ra phép tu từ so sánh nhân hoá có trong bài thơ đi thuyền sông đáy
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
- Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình.