Nghi thị thuộc từ loại nào, nó có tác dụng biểu đạt trạng thái, tâm lý ntn và ánh trăng ở đây được cảm nhận ra sao?..............................................................................................................................
Nghi thị thuộc từ loại nào, nó có tác dụng biểu đạt trạng thái, tâm lý ntn và ánh trăng ở đây được cảm nhận ra sao?..............................................................................................................................
nghi thị là từ hán việt
tác giả có sự liên tưởng trăng vơi sương=>sự suy ngẫm ,ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của thiên nhiên
+Cách dùng từ "sàng"(giường) giúp người đọc hình dung ntn về tư thế và trạng thái của nhà thơ?
Em tham khảo nhé:
Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương a, Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của cặp từ trái nghĩa trong 2 câu trên b, Trong 2 câu trên từ nào được tác giả giữ nguyên trong bản dịch ? Theo em tại sao tác giả lại giữ nguyên từ này ?
cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đc gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?hình ảnh đó có gì độc đáo?hãy liên hệ với những bài thơ nói về văn
Đọc lại bản dịch thơ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch ,dựa vào kiến thức ở Tiểu học , hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ : rọi , nhìn.
Cảm ơn nhìu
-Từ đồng nghĩa với từ "rọi" là : soi, chiếu,...
-Từ đồng nghĩ với từ "nhìn" là : ngó, trông, liếc,...
Lập dàn ý và làm bài cho bài văn biểu cảm:
Cảm xúc về người thân(mẹ)
Không chép mạng nha, bạn nào làm được thì giúp mình với, chép mạng thì cũng được nhưng mà cố gắng tự làm giúp mình. Bạn nào chép mạng thì ghi cho mình biết nhé
Cố gắng bỏ ra vài phút giúp mình
1. Mở bài
Mỗi lần nghe câu hát “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, em lại nghĩ ngay về người mẹ yêu quý của em.
Mẹ em chỉ là một người nội trợ nhưng với em, mẹ là người có công lớn nhất trong việc giữ gìn niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình.
2. Thân bài
Giới thiệu về mẹ của em
Mẹ em tên là ...... Năm nay, mẹ em .....tuổi. Mẹ cao ......mét. Khi chưa bệnh, dáng mẹ thon thả như người mẫu. Ai cũng khen mẹ có vóc dáng đẹp. Mẹ em có khuôn mặt hơi tròn. Da mẹ trắng. Nội nói em có khuôn mặt và nước da giống mẹ. Mắt mẹ em to vừa phải nhưng hơi dài. Hàng lông mày mọc loà xoà đã tạo nôn vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của mẹ. Khi chưa bị bệnh, tóc mẹ rất dài. Từ khi bị bệnh, tóc mẹ rụng nhiều và cũng chỉ dài quá vai một chút.Em yêu thương mẹ vì mẹ em là người có ỷ chí vượt lên chính mình
Sức khỏe của mẹ em không được tốt. Từ khi sinh em bé, mẹ em ốm đau luôn. Nhưng mẹ không chịu nằm im để bệnh tật đè bẹp. Mẹ luôn vượt lên tất cả. Mẹ em luôn lạc quan yêu đời. Bác sĩ nói nhờ tinh thần lạc quan đó, mà bệnh tật của mẹ em ngày càng thuyên giảm. Mẹ tập luyện rất khoa học. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ tập vật lí trị liệu đều đặn kiên trì. Hai chân của mẹ em đã gần như trơ lại bình thường chứ không bị teo cơ như ngày mẹ bệnh. Ngày sức khỏe mẹ trở lại bình thường, cả nhà em ai cũng vui mừng phấn khởi.Em yêu thương và kính trọng mẹ vì mẹ là người phụ nữ nhân hậu
Mẹ em mang trong mình phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: hiền lành, nhân hậu, thật thà. Bà con hàng xóm đều nói tính tình mẹ em thật đúng như cái tên của mẹ. Hiếm khi mẹ em to tiếng với ai trong nhà. Nếu không may em mắc lỗi, mẹ em nhẹ nhàng khuyên nhủ. Mẹ thủ thỉ tâm tình như tâm sự với một người bạn thân. Nhờ vậy, em dỗ tiếp thu khuyết điểm để từ đó mà khắc phục. Với bà con hàng xóm chưa bao giờ mẹ nặng nhẹ với ai. Mẹ em thường bảo “Ai hơn thì mình kém. Bây giờ họ đang nóng nảy, nếu mình cũng như họ thì sự việc nhỏ sẽ hóa thành to. Đế khi nào người ta bình tĩnh trở lại, lúc đó, mình nói, người ta mới nhận ra điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai”. Em chứng kiến nhiều lần hàng xóm sang xin lỗi mẹ em vì đã nặng lời không đúng với mẹ. Lúc đấy, mẹ em chỉ cười và bỏ qua cho họ. Nhiều lúc nội em nói gì đó không phải. Mẹ không cãi lời mà im lặng lắng nghe. Tối, cơm nước xong, mẹ em mới nói chuyện với bà. Lúc đó, bà mới hiểu rằng bà chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện đã trách mắng mẹ. Mẹ là trung tâm đoàn kết của cả nhà.Em yêu thương, kính trọng mẹ vì mẹ là người phụ nữ đảm đang
Tuy bị bệnh nhưng mẹ em chẳng bao giờ chịu nghỉ ngơi. Ông bà nội già yếu. Ba đi làm xa. Gần như mọi việc trong nhà đều đặt trên vai của mẹ em. Nhiều lúc thương mẹ em, bà nội xuýt xoa “thật trăm dâu đổ đầu tằm”. Em chỉ giúp mẹ những việc vặt trong nhà những khi không có bài học. Còn việc ăn uống, giặt giũ, dọn dẹp đều do một tay mẹ em lo liệu. Việc nhà mẹ em làm rất tốt. Việc chung của xóm thôn mọ em cũng chẳng nề hà. Tất cả những buổi lao động tổng vệ sinh nơi công cộng, mẹ em chẳng chịu vắng ngày nào (trừ những ngày mọ em bị bệnh nặng). Em thấy thương mẹ vì nếu đi làm thì chỉ yên bề một việc còn ở nhà thì toàn những việc không tên.Em yêu thương và kính trọng mẹ vì mẹ là người phụ nữ giàu tình thương
Mẹ em yêu thương tất cả các thành viên trong gia đình. Tình yêu thương của mẹ vừa thế hiện qua lời nói nhỏ nhẹ vừa thể hiện qua việc làm cụ thể: Mẹ chăm sóc ông bà nội từng li từng tí. Nhìn mẹ giúp cho bà nội ăn từng muỗng cháo khi nội bệnh, em thấy như mẹ em là con gái của nội chứ không phải là con dâu. Sáng, mẹ em dậy sớm pha cho ông nội ấm trà. Mẹ lấy cái kính, tờ báo đặt sẵn trên bàn bên cạnh ấm trà. Nội ăn sáng xong là có kính để đọc báo ngay. Nhìn nội vừa nhâm nhi uống trà vừa đọc báo, mẹ em vui lắm. Với em và em gái của em thì mẹ em quan tâm và chăm lo hết mực. Mẹ em không khỏe nhưng vẫn thức cả đêm để chăm sóc em gái của em mỗi khi em ấy bị bệnh. Với riêng em, mẹ chăm lo cho em từng li từng tí. Mẹ lo cho em bữa ăn ngon, mẹ lo cho em từng giấc ngủ. Mẹ lo ủi quần áo cho em tới trường. Những trẻ em hàng xóm sang nhà chơi, mẹ em luôn ycu quý.3. Kết bài
Mẹ em luôn là tấm gương sáng vượt khó cho em noi theo. Em luôn yêu thương và kính trọng mẹ. Em biết ơn mọ nhiều lắm. Em sẽ chăm ngoan, học giỏi để không phụ tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho em.Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
A. Mở bài
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
B. Thân bài
Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)C. Kết bài
Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.
thay cau tra loi giong y het nguyen dieu thao ly
Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ
a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:
-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?
-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?
c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:
- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?
-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?
d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.
em xin cảm ơn ạ
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lời* Đây chỉ là bài gợi ý thôi nha:
* Yêu cầu:
- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh:
+ Cau mo doan neu luan diem: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nếu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già ... các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào... đồng bào vùng tạm bị chiếm; nhân dân miền ngược ... miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận ...các công chức ở hậu phương; những phụ nữ ... bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân ... những đồng bào điền chủ...
Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện tấm lòng yêu nước của nhân con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc,... nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc,...nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, ... khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,... săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình,... thi đua tăng gia sản xuất,...không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến,... quyền đặt cho chính phủ...
Kiểu câu ''từ ...đến'' tạo ra lợi điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, cac và phép liệt kế rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp , giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn hoạt động, việc làm.
Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao đẹp đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nuov ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!
Tinh Thần Yêu Nước Của ND Ta
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.Truyền thống yêu nước đã được lịch sử chống ngoại xâm của ta chứng minh. Và, không chỉ lịch sử, mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta cũng là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Người viết: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc thương yêu bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. Như vậy, yêu nước không chỉ là cầm súng đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt quân thù, mà còn thể hiện ở những công việc cụ thể vô cùng phong phú đa dạng diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhằm mục đích giành thắng lợi trong kháng chiến. Người cho rằng, tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc – một phần của tinh thần yêu nước – là bất diệt. Do đó, tinh thần yêu nước, lòng yêu nước của đồng bào ta cũng là bất diệt. Theo Người, tinh thần yêu nước – tài sản quý báu mà chúng ta cần phải nâng niu, quý trọng – có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn giấu kín đáo, rất khó nhận ra. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho của quý kín đáo ấy được đem ra trưng bày để ai cũng thấy, bằng cách ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công cuộc kháng chiến.
Tham khảo nha!!!!!
Chúc bb học tốt